Đây là bước cụ thể hóa tinh thần chỉ đạo của Chính phủ về Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành và sức cạnh tranh của toàn ngành ngân hàng.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu tăng cường tự chủ về công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, nâng cao đóng góp của KH-CN và đổi mới sáng tạo vào hoạt động quản lý, điều hành của NHNN; hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD), các chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNN), các tổ chức/doanh nghiệp khác do NHNN quản lý thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ của các đơn vị trong ngành ngân hàng.
Xây dựng đội ngũ nhân lực KH-CN trình độ cao là mục tiêu chiến lược mà ngành ngân hàng đặt ra hiện nay - Ảnh minh họa
Ngành ngân hàng sẽ chú trọng phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cơ cấu lại hệ thống tổ chức KH-CN theo hướng tự chủ, liên kết và tiếp cận chuẩn mực quốc tế. Đến năm 2030, ngành ngân hàng phấn đấu đạt tỷ lệ ít nhất 80% các TCTD, chi nhánh NHNN và các tổ chức/doanh nghiệp khác do NHNN quản lý có hoạt động đổi mới sáng tạo.
Kế hoạch hành động cũng xác định các nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu mà các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng, các chi nhánh NHNN, các tổ chức, doanh nghiệp khác do NHNN quản lý cần thực hiện.
Thứ nhất, đổi mới cơ chế hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo trong ngành, gồm hoàn thiện quy định về quản lý nhiệm vụ KH-CN, số hóa dữ liệu, cải cách quy trình quản lý và định hướng nhiệm vụ nghiên cứu phù hợp thực tiễn ngành ngân hàng và xu thế cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ hai, xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo trong toàn ngành, bao gồm hoàn thiện khung pháp lý để phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới ứng dụng công nghệ số, cũng như triển khai thí điểm các mô hình ngân hàng số, công nghệ tài chính (Fintech).
Thứ ba, thu hút và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho KH-CN và đổi mới sáng tạo. Đáng chú ý, NHNN yêu cầu đảm bảo tỷ lệ trích quỹ đầu tư phát triển KH-CN của các đơn vị đúng quy định pháp luật; đồng thời đảm bảo nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu KH-CN và đổi mới sáng tạo hằng năm, phù hợp với yêu cầu phát triển của sự nghiệp KH-CN và đổi mới sáng tạo của ngành ngân hàng.
Thứ tư, phát triển hai trường đại học trở thành các chủ thể nghiên cứu mạnh trong ngành ngân hàng.
Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực KH-CN và đổi mới sáng tạo. Trong đó, xây dựng đội ngũ nhân lực KH-CN trình độ cao, thúc đẩy đào tạo kiến thức về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng trong chương trình đại học và sau đại học ngành ngân hàng...
Thứ sáu, phát triển và khai thác hiệu quả hạ tầng KH-CN và đổi mới sáng tạo. Cụ thể, chú trọng phát triển các tạp chí ngành ngân hàng đạt chuẩn quốc tế (như ISI, Scopus) và nâng cao năng lực, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu KH-CN và đổi mới sáng tạo của ngành ngân hàng.
Thứ bảy, thúc đẩy hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo tại các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức/doanh nghiệp do NHNN quản lý.
Thứ tám, chủ động đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế về KH-CN và đổi mới sáng tạo. Tăng cường chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu từ các tổ chức quốc tế... cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đội ngũ quản lý và nhân viên ngành ngân hàng.
Thứ chín, tăng cường hoạt động tôn vinh, truyền thông và nâng cao nhận thức về KH-CN và đổi mới sáng tạo.
"Xây dựng đội ngũ nhân lực KH-CN trình độ cao trong ngành ngân hàng" cũng là mục tiêu chiến lược mà Tạp chí Một Thế Giới đặt ra tại Diễn đàn Nhân lực ngành ngân hàng trước làn sóng công nghệ vào ngày 16.7 vừa qua.
Tại diễn đàn, Phó thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cũng thừa nhận rằng chưa bao giờ ngành ngân hàng khát nhân lực về an ninh công nghệ thông tin như hiện nay.
Phó thống đốc cũng hy vọng sau diễn đàn, NHNN có thể nhận được ý kiến đóng góp dưới nhiều góc độ để qua đó NHNN có những định hướng với hoạt động ngân hàng dưới góc độ la cơ quan quản lý, cũng như các ngân hàng thương mại hiện nay tìm ra những điểm mới trong việc phát triển nguồn nhân lực KH-CN ngành ngân hàng.
-
Ngành Ngân hàng quyết liệt xóa sổ tài khoản “ma”
Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng đã phát hiện hàng loạt vụ việc có tổ chức, sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản, rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng. Đặc biệt, vừa qua, lần đầu tiên công an ghi nhận một đường dây sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm giả sinh trắc học, giao dịch rửa tiền lên tới hơn 1.000 tỷ đồng cho một trang web cờ bạc trực tuyến.
-
Ngân hàng lớn đồng loạt nâng cảnh báo, bảo vệ khách hàng trước lừa đảo trực tuyến
Trước thực trạng các vụ lừa đảo qua tài khoản ngân hàng diễn ra ngày càng tinh vi, các ngân hàng lớn như Vietcombank, Agribank, MB... đã đồng loạt cảnh báo tài khoản nghi ngờ lừa đảo ngay trên ứng dụng, giúp khách hàng nhận diện rủi ro và chủ động phòng ngừa ngay từ bước chuyển tiền.
-
Công ty chứng khoán cho vay nhiều hơn cả ngân hàng
Dư nợ margin toàn ngành chứng khoán tăng vọt trong quý II giữa lúc thị trường chứng khoán tăng mạnh. TCBS, SSI tiếp tục dẫn đầu, VPBankS bất ngờ vượt mặt loạt tên tuổi.








-
Ngành Ngân hàng quyết liệt xóa sổ tài khoản “ma”
Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng đã phát hiện hàng loạt vụ việc có tổ chức, sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản, rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng. Đặc biệt, vừa qua, lần đầu tiên công an ghi nhận một đường dây sử dụng trí tuệ nh...
-
Đổi mới tư duy đào tạo sẽ giải quyết được cơn khát nhân lực fintech
Một trong những chiến lược giải "cơn khát" nguồn nhân lực chất lượng cao ngành ngân hàng là đổi mới trong tư duy đào tạo từ trên ghế nhà trường.
-
Áp lực đằng sau đà bơm tiền của ngân hàng vào nền kinh tế
Tín dụng từ đầu năm đến nay tăng cao so với cùng kỳ, với định hướng kéo GDP đạt mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù vậy, việc phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn ngân hàng cũng mang lại nhiều rủi ro....