Doanh nghiệp ngành thép đang rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan" khi phải đối mặt với hàng triệu tấn thép Trung Quốc giá rẻ được nhập vào Việt Nam.

Thực trạng này đã dẫn đến sự mất cân đối trong sản xuất và tiêu thụ của các nhà sản suất thép trong nước, chênh lệch lên đến 50%, tức sản xuất hai phần nhưng chỉ bán được một phần.

Theo ông Đỗ Duy Thái - Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), để giải quyết vấn đề này cần phải có những chính sách kịp thời từ phía Nhà nước.

Theo VSA, tính đến cuối tháng 11/2015, lượng thép xây dựng của các thành viên VSA tiêu thụ được 5,9 triệu tấn, tăng 24,3% so với cùng kỳ 2014, điều này có đồng nghĩa với khả năng cạnh của DN thép Việt Nam đã được khôi phục sau thời gian dài đối mặt với thép Trung Quốc.

Thép Trung Quốc giá rẻ tràn vào thị trường Việt Nam, khiến ngành sản xuất thép nội địa nói chung và thép cuộn xây dựng Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng rất lớn.

Tuy nhiên, vẫn có DN đủ năng lực cạnh tranh và phát triển tốt, dù không nhiều. Vì vậy, nếu thực trạng này kéo dài, hoặc không có sự can thiệp kịp thời của Nhà nước thì doanh nghiệp (DN) ngành thép Việt Nam, một trong những ngành mũi nhọn của đất nước, sẽ rất khó trụ vững.

Hiện nay, lộ trình thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đã cận kề nhưng chính sách ngăn chặn các hành động gian lận thương mại, chứ chưa nói đến bảo hộ hàng hóa, chưa tốt.

Vì thực tế, các nhà sản xuất thép Trung Quốc đưa nguyên tố Crom vào một số loại thép để vừa hưởng lợi hoàn thuế xuất khẩu, vừa tăng lượng thép xuất khẩu, do không tiêu thụ hết trong nước. Họ lợi dụng kẽ hở trong quy định tiêu chuẩn thép hợp kim, cũng như chính sách ưu đãi về thuế để gian lận.

Cụ thể, đối với nước xuất khẩu thép hợp kim được hưởng thuế xuất khẩu bằng 0% và được hoàn thuế 9%, còn với nước nhập khẩu như Việt Nam thì thuế nhập khẩu với thép hợp kim là 0%, trong khi thuế nhập khẩu các loại thép khác cao hơn nhiều (5% với thép cuộn, thép hình và 10% - 18% với thép thanh).

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã pha trộn rất nhỏ nguyên tố Bo vào thép và xuất khẩu sang Việt Nam để được hưởng thuế suất 0%là hành động gian lận thương mại.

Vì vậy, Nhà nước cần phải có chính sách can thiệp thời, và điều này không hề vi phạm các FTA, mà là rào cản kỹ thuật mà các nước trên thế giới vẫn áp dụng sau khi các chính sách về hàng rào thuế quan dỡ bỏ về mức 0%.

Mai Phương (DNSG)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.