Ngày 20/1/2015, tại Davos (Thụy Sỹ), Media Tenor đã công bố nghiên cứu mới nhất cho thấy ngành ngân hàng phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong năm 2014.

Điều này dẫn tới hình ảnh truyền thông của ngành không khác gì thảm họa hàng không hay rủi ro ngành khai khoáng. Trên truyền hình, các ngân hàng, thực tế còn tồi tệ hơn cả thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008.

Thêm vào đó, tần suất đưa tin về các ngân hàng trung ương trên thế giới hầu như theo hướng tiêu cực, càng nhấn mạnh sự suy giảm niềm tin dành cho những người giữ vai trò điều tiết nền kinh tế. Duy nhất chỉ có Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ tạo được hình ảnh tích cực rõ nhất.

“Mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008 dường như là sự kiện không thể lường trước, trên thực tế nó chỉ là khởi đầu của biến động mang tính dài hạn theo hướng mà chúng ta nhìn nhận các thể chế chính trị, xã hội và doanh nghiệp,” Racheline Maltese, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Media Tenor cho biết. “Cuộc khủng hoảng niềm tin toàn cầu đã bước vào năm thứ 6, với những minh chứng về sự suy giảm niềm tin trầm trọng đối với các ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách và các chính phủ."

Báo cáo Khủng hoảng Niềm tin VI (Trust Meltdown VI) của Media Tenor đưa ra các cơ sở khoa học về thực trạng niềm tin trên toàn thế giới. Với những phân tích tập trung vào khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Phi, báo cáo không chỉ xác định nguyên nhân, mà còn đề cập các giải pháp tiềm năng, cụ thể là tăng cường các hoạt động truyền thông và tính minh bạch, một tiêu điểm mới về Quản trị, Xã hội và Môi trường chứ không chỉ dừng lại ở khái niệm xanh-sạch, và những lợi ích tiềm năng của các tin tức mang tính xây dựng.

Nghiên cứu này của Media Tenor đã phân tích 362.024 bản tin truyền hình quốc tế từ 1/1/2001 đến 31/12/2014, 64.922 bài báo về ngành ngân hàng trên các phương tiện truyền thông hàng đầu từ 1/1/2012 đến 31/12/2014, 5.323 báo cáo phân tích tài chính về ngành ngân hàng được trích dẫn trên các phương tiện truyền thông kinh tế hàng đầu từ 1/1/2014 đến 31/12/2014.

Nguyễn Quang (BizLIVE)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.