12/03/2022 1:15 PM
Theo Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030 mới được phê duyệt, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Cụ thể, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, trong đó giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỷ USD; 25 tỷ USD vào năm 2030, trong đó giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 20,4 tỷ USD.

Giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, trên 6 tỷ USD vào năm 2030.

Phấn đấu trên 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Đề án cũng đề ra nhiệm vụ phát triển hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất. Hình thành 5 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp chế biến gỗ và doanh nghiệp sản xuất vật liệu phụ trợ.

Phát triển, mở rộng các khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển. Thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nguyên, nhiên, vật liệu, thân thiện với môi trường.

Đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên phát triển các nguyên liệu phụ trợ keo dán gỗ, các chất sơn phủ, trang trí bề mặt thân thiện với môi trường; ưu tiên phát triển dịch vụ logistics. Tập trung ưu tiên phát triển sản xuất, chế biến các nhóm đồ gỗ có lợi thế cạnh tranh như nội thất, ngoài trời, ván nhân tạo, đồ gỗ mỹ nghệ, viên nén gỗ, dăm gỗ,…

Bên cạnh đó, ngành gỗ tiếp tục duy trì, mở rộng thị phần xuất khẩu, chủ động xúc tiến thương mại gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc và mở rộng thị trường mới có nhiều tiềm năng, lợi thế; thực hiện có hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.

Đồng thời đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu, chuyển đổi số các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin để bán hàng online hoặc qua các sàn thương mại điện tử.

Trong năm 2021 trị giá xuất khẩu của nhóm hàng này là 14,81 tỷ USD, tăng 19,7% tương ứng tăng 2,44 tỷ USD so với năm 2020. Trong số các nhóm hàng đạt trên 10 tỷ USD nếu so sánh với năm 2019 thì đây là nhóm hàng có mức tăng khá tốt với 4,16 tỷ USD, tương ứng tăng 39%, trong khi một số nhóm khác lại giảm so với năm 2019.

Năm 2021, mặc dù là ngành chịu ảnh hưởng nhiều từ dịch bệnh nhưng xuất khẩu trung bình/tháng năm 2021 là 1,23 tỷ USD/tháng, cao hơn so với mức 1,03 tỷ USD/tháng của năm 2020 và 888 triệu USD/tháng của năm 2019.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường chính như Hoa Kỳ đạt 8,8 tỷ USD, tăng mạnh 22,4%; Trung Quốc đạt 1,5 tỷ USD, tăng 24,7%; Nhật Bản đạt 1,44 tỷ USD, tăng 11% so với năm trước.

  • Tháng 1/2022, xuất khẩu gỗ đạt 1,55 tỷ USD

    Tháng 1/2022, xuất khẩu gỗ đạt 1,55 tỷ USD

    Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ngay trong tháng đầu tiên năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt kim ngạch ở mức cao với 1,55 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ 2021.

Châu An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.