Ngày 14/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức, hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Mishustin.
Tại hội đàm, hai Thủ tướng đều nhấn mạnh sự coi trọng của mỗi bên đối với quan hệ song phương. Nhà lãnh đạo Nga bày tỏ mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác song phương cùng có lợi với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực hai bên có tiềm năng và thế mạnh.
Khẳng định tầm quan trọng của hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin mong muốn tiếp tục hợp tác trong triển khai xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Mikhail Mishustin ký thông cáo chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nga. Ảnh VGP
Thủ tướng Nga Mishustin đánh giá cao các kết quả hợp tác nghiên cứu khoa học thời gian qua, khẳng định Nga hợp tác với nhiều nước trong phát triển điện hạt nhân và sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam. Ông cũng đề nghị thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực y tế, lao động, hóa dược.
Cũng tại hội đàm, hai Thủ tướng đã cùng trao đổi các biện pháp nhằm làm sâu sắc hơn hợp tác trong lĩnh vực nhân văn, tăng cường hợp tác du lịch. Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác kết nối giao thông, trong đó có hàng hải, đường sắt và giao thông đô thị.
Đối với các vấn đề còn tồn tại vướng mắc, hai Thủ tướng giao cho các bộ, ngành liên quan của Việt Nam và Nga trao đổi, nghiên cứu và tham mưu các biện pháp tháo gỡ trên tinh thần bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên.
Hai bên đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, hợp tác trên các diễn đàn quốc tế; khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương.
Sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Mikhail Mishustin đã ký thông cáo chung về kết quả chuyến thăm và cùng chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện hợp tác trong lĩnh vực khoa học, thông tin truyền thông, văn hóa...
Cuối tháng 11/2024, Quốc hội quyết nghị tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sau 8 năm tạm dừng, sau khi nhận đề xuất từ chính phủ về khởi động lại dự án nhằm giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo triển khai, hoàn thành việc đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.
-
Nhu cầu nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận lên tới hàng nghìn người
Việt Nam cần khoảng 2.400 nhân lực trong trường hợp tái triển khai 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
-
Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đại sứ Nga tại Việt Nam khẳng định với năng lực hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hạt nhân, Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam phát triển năng lượng hạt nhân.








-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí có gì đáng chú ý?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2025/NĐ-CP trong đó quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên.
-
Đề xuất mới về thẩm quyền quyết định chủ trương xây nhà máy điện hạt nhân
Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng thay vì Quốc hội.
-
Mục tiêu đến 2030: Một nửa tòa nhà công sở và nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)....