Ngày 26/12, tại họp báo về kết quả phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga năm 2024, Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S. Bezdetko nhận câu hỏi về việc nước này có thể tham gia như thế nào vào việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đại sứ Bezdetko cho biết, ngành hạt nhân của Nga là một trong những lĩnh vực phát triển và được đánh giá cao trên toàn thế giới. Hiện Nga đang dẫn đầu toàn cầu về số lượng cơ sở hạt nhân. Vì vậy, Liên bang Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong phát triển công nghệ hạt nhân, cụ thể là năng lượng hạt nhân.
Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam G.S. Bezdetko - Ảnh: VGP
Ông Bezdetko khẳng định Nga có đầy đủ điều kiện khoa học, kỹ thuật, công nghệ và tài chính. Đồng thời, ông cho biết trong nhiều năm qua, có khoảng 300 nhân lực Việt Nam đã sang Nga học về lĩnh vực điện hạt nhân.
"Sắp tới hai bên sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ để làm sao triển khai được dự án này, đảm bảo được an toàn hạt nhân. Tất cả những điều kiện cần và đủ thì chúng tôi đều có. Nga luôn sẵn sàng hợp tác cùng Việt Nam trong dự án vô cùng quan trọng này", ông Bezdetko nói.
Trong trường hợp Việt Nam có quyết định mang tính chất kêu gọi hoặc tạo điều kiện hợp tác thì phía Nga sẵn lòng đón nhận đề nghị, theo đại sứ.
Đại sứ Bezdetko cũng nhấn mạnh, những kết quả đạt được thể hiện rõ tinh thần chung của hai nước trong việc thúc đẩy toàn diện quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hơn nữa giữa hai nước.
“Nga sẵn sàng mở rộng hợp tác thiết thực với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực và hy vọng hợp tác truyền thống giữa hai nước sẽ được tăng cường trên cơ sở các thỏa thuận ở cấp cao và cấp cao nhất", Đại sứ Bezdetko khẳng định.
Vừa qua, Quốc hội đã quyết nghị tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư điện hạt nhân Ninh Thuận sau 8 năm tạm dừng dự án này, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam hết sức cấp thiết và được dự báo vẫn tiếp tục tăng cao.
Việc phát triển nguồn điện hạt nhân sẽ đa dạng nguồn cung, bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh, giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết tại COP26.
Bên cạnh đó, làm dự án điện hạt nhân còn là cơ hội để nước ta phát triển nhân lực chất lượng cao, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp điện hạt nhân toàn cầu.
-
Đề nghị Nhật Bản hỗ trợ làm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong việc lựa chọn công nghệ và phát triển nhân lực điện hạt nhân.
-
Lợi ích lớn nhất khi triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là gì?
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 7/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã cập nhật thông tin liên quan dự án phát triển điện hạt nhân Ninh Thuận.








-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí có gì đáng chú ý?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2025/NĐ-CP trong đó quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên.
-
Đề xuất mới về thẩm quyền quyết định chủ trương xây nhà máy điện hạt nhân
Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng thay vì Quốc hội.
-
Mục tiêu đến 2030: Một nửa tòa nhà công sở và nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)....