Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây đã phát thông báo bán đấu giá quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất là Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace ở Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM với giá 356 tỷ đồng.
Trung tâm tiệc cưới này được Tập đoàn Khải Vy xây trên khu đất rộng 2.675m2, thời hạn sử dụng đến năm 2058 gồm 2 tầng hầm, 8 tầng nổi và sân thượng.
BIDV từng rao bán trung tâm tiệc cưới nổi tiếng này với mức giá 535 tỷ đồng vào cuối năm 2019, mức giá gấp 1,5 lần so với giá bán vừa được ngân hàng này chào bán.
Nhà đất thế chấp rao bán mãi vẫn ế, ngân hàng xuống nước đại hạ giá
Trên thực tế, việc ngân hàng rao bán tài sản nói chung và bất động sản nói riêng để thu hồi nợ không phải lúc nào cũng diễn ra một cách thuận lợi. Có những tài sản đảm bảo khiến ngân hàng phải rao bán nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 tháng và thông thường sau mỗi lần như vậy mức giá khởi điểm lại giảm đáng kể.
Cũng tại BIDV, ngân hàng này từng rao bán đấu giá quyền sở hữu căn hộ chung cư Golden Palace (Hà Nội) với giá khởi điểm 13,32 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau hai lần rao bán nhưng không thành công, căn hộ này chỉ được một khách hàng mua lại sau khi được rao bán lần 3 với giá khởi điểm tụt xuống mức 10,79 tỷ đồng.
14,3 tỷ đồng là giá khởi điểm của một lô đất tại Mỹ Đình (Hà Nội) do BIDV chi nhánh Thành Đô rao bán lần 1 để thu hồi nợ vay. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại lô đất này vẫn chưa có chủ mới ngay cả khi BIDV thông báo đấu giá lần thứ 5 với giá khởi điểm chỉ còn 10,43 tỷ đồng.
Thậm chí, để thu hồi khoản nợ của Công ty dệt may Thúy Đạt (Nam Định), BIDV chi nhánh Thành Nam đã có tới…31 lần thông báo đấu giá tài sản đảm bảo gồm nhà xưởng, nhà điều hành, dây chuyền sản xuất,… mà vẫn chưa biết đến khi nào mới có hồi kết. Chỉ biết rằng giá trị tài sản đã giảm từ 176 tỷ đồng xuống còn chưa đến 100 tỷ đồng sau 31 lần rao bán.
Trong khi đó, loạt căn hộ hạng sang tại chung cư cao cấp Saigon Pearl (TP.HCM) được Ngân hàng Noong nghiệp và Phát triển nông thông (Agribank) chi nhánh Trung tâm Sài Gòn rao bán hồi tháng 6/2020.
Ngày 04/09, chi nhánh này tiếp tục rao bán một trong số những căn hộ nói trên, căn hộ số 4.1, diện tích 98,5m2 với giá khởi điểm 5,078 tỷ đồng, thấp hơn 2 tỷ đồng so với thời điểm rao bán lần đầu cách đây 3 tháng.
Trước đó, Agribank CN Trung tâm Sài Gòn cũng đã phải giảm giá bán căn hộ số 12.2 có diện tích 152,8 m2 tại Saigon Pearl từ giá khởi điểm ban đầu 11,340 tỷ đồng xuống còn 10,206 tỷ đồng sau hai lần rao bán.
Mới đây, ngày 21/08 Agribank gây chú ý khi thông báo bán tài sản gồm cụm 27 tài sản thế chấp, tổng diện tích 73.377,1 m2 tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Số bất động sản này là tài sản thế chấp của các khách hàng: Công ty CP Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất và Xây Dựng Nam Hải, Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Hòa Thành, Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Tân Mỹ Hưng, Công ty TNHH Ung Gia và 2 cá nhân khác.
Trong thông báo mới nhất của Agribank, giá đấu khởi điểm của 27 tài sản đấu giá trên là 355,940 tỷ đồng. Cần biết rằng cách đây đúng 03 tháng, ngày 03/06 Agribank phát giá khởi điểm cho 27 tài sản trên là 374,673 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ sau 3 tháng Agribank đã phải chấp nhận giảm giá gần 20 tỷ đồng cho khối tài sản này. Nợ xấu cũng là vấn đề đáng chú ý tại nhà băng này khi kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, nợ xấu nội bảng đã tăng thêm 6.922 tỉ đồng (39,5%). Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 39,4% lên 17.285 tỉ đồng. Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 1,57% vào cuối năm 2019 lên mức 2,16%. Agribank cũng ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 6.947 tỷ đồng.
Cũng với khoản tài sản đảm bảo là bất động sản, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) ngày 04/09 phát đi thông báo bán đấu giá khoản nợ có tài sản đảm bảo của CTCP Xây dựng Công trình Giao thông 810.
Giá trị khoản nợ (cả gốc và lãi) là 17,152 tỷ đồng, nhưng giá khởi điểm để mua khoản nợ này chỉ 4,171 tỷ đồng. Khoản nợ có tài sản đảm bảo gồm: Nhà làm việc và các công trình xây dựng gắn liền với đất tại xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội (diện tích 3.802 m2); Nhà làm việc và các công trình xây dựng gắn liền với đất tại xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội (diện tích 13.966 m2); Các xe công trình, xe lu chuyên dụng và xe ô tô theo Hợp đồng đảm bảo tiền vay, Hợp đồng thế chấp động sản ký giữa VietinBank Ba Đình và Công ty CP Xây dựng Công trình Giao thông 810.
Tuy vậy, cũng có những khoản tài sản đảm bảo là bất động sản ngân hàng không chịu giảm giá bán. Chẳng hạn như thông báo bán đấu giá một lô đất tại quận Tây Hồ (Hà Nội) được Vietinbank phát giá khởi điểm 3,430 tỷ đồng vào ngày 04/09. Mức giá này không đổi so với thông báo lần 1 cách đây 2 tháng.
-
Thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng thế nào?
Công ty tôi ở Bình Dương có chi nhánh tại Bắc Ninh, Hiện công ty tôi muốn muốn dùng tài sản do chi nhánh đứng tên để làm tài sản thế chấp cho cả công ty và chi nhánh vay tại ngân hàng số tiền 10 tỷ đồng.
-
Quy định mới về công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản từ 01/7/2025
Thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản, công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản tại Luật Công chứng 2024 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025) có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Luật Công chứng 2014. Cụ thể như s...
-
Agribank đang nắm giữ 2,3 triệu tỷ đồng bất động sản thế chấp, cao gấp 1,6 lần dư nợ cho vay khách hàng
Báo cáo tài chính riêng năm 2022 được kiểm toán bởi KPMG của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ghi nhận nhiều con số đáng chú ý.
-
Trường hợp nào không được vay thế chấp sổ đỏ?
Vay thế chấp quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là hình thức vay phổ biến khi người dân có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Đây cũng là một trong những quyền của người sửa dụng đất. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người dân không được vay thế chấp sổ đỏ....