Theo ông Phạm Ngọc Sơn, Giám đốc Đầu tư Công ty cổ phần Dotexco, việc giảm sâu của thị trường BĐS lần này không đi theo qui luật thông thường, như từ lượng đầu tư tới thời điểm tích luỹ sẽ bán ra, mà là do tác động của chính sách thắt chặt tín dụng cho vay BĐS của các ngân hàng.

Không chỉ thị trường nhà đất ế ẩm, mà phân khúc căn hộ, biệt thự liền kề, nhất là căn hộ cao cấp cũng đều rơi vào trạng thái đóng băng. Ông Phạm Ngọc Sơn, Giám đốc Đầu tư Công ty cổ phần Dotexco cho biết, từ gần 1 tháng trở lại đây, sàn giao dịch BĐS phát triển Đất Việt của công ty trên đường Phạm Hùng (Từ Liêm - Hà Nội) chỉ bán được 2 căn hộ. Trong khi trước đây, trung bình mỗi tháng sàn này cũng giao dịch thành công từ 10 đến 15 căn.

Theo ông Sơn, việc giảm sâu của thị trường BĐS lần này không đi theo qui luật thông thường, như từ lượng đầu tư tới thời điểm tích luỹ sẽ bán ra, mà là do tác động của chính sách thắt chặt tín dụng cho vay BĐS của các ngân hàng.

Thời điểm này, các ngân hàng đã đồng loạt từ chối tất cả các khoản vay BĐS. Mới đây, trong 3 ngày từ 23 đến 25/4/2011, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng tuyên bố chiết khấu tới 12% giá bán căn hộ Rừng Cọ do công ty này làm chủ đầu tư. Theo đó, mức giá mới đối với khu căn hộ đang được xây dựng đến tầng 9 nằm cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 10km chỉ còn dao động quanh mức khoảng 22 triệu đồng/m2. Như vậy, giá chung cư đã bắt đầu giảm.

Giá đất tại khu vực phía Tây (nơi BĐS từng lên cơn sốt cách đây mới chỉ vài tháng) chị Hoàng Thị Quốc Khánh, nhân viên sàn BĐS Hà Nội Home cho hay, những dự án mới khởi động hạ tầng, chưa có nhà, chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng hiện cũng đang bắt đầu giảm giá như khu Dương Nội, Vân Canh, Nam An Khánh, Bắc An Khánh… Theo chị Khánh, nguyên nhân dẫn đến việc giá BĐS tại khu vực này giảm là do năm 2010, giá BĐS tại khu vực này bị đẩy lên quá cao nhưng không có cầu.

Ngân hàng

Đất ở Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội) đã hạ nhiệt.

Nhìn lại cơn sốt BĐS phía Tây Hà Nội trong năm 2010 mới thấy sự sụt giảm thê thảm của thị trường ở thời điểm này. Không còn cảnh nhà đầu tư ôm tiền đi lùng sục mua đất, chấp nhận mua với giá cao ngất. Và bây giờ nhiều nhà đầu tư muốn đẩy hàng đi để thu vốn về, đã phải chấp nhận bán lỗ. Một nhà đầu tư đất Chương Mỹ (Hà Nội) vừa đã phải bán tháo lô đất trên 100m2 với giá 14 triệu đồng/m2, khi trước đó mua vào đã là 18 triệu đồng. Đây là hiện tượng ngược đời, mới chỉ xuất hiện trong vòng 1 tháng trở lại đây.

Thậm chí những lô đất đẹp ở Mỹ Đình, từng có giá từ 110 đến 120 triệu đồng/m2 thì hiện giờ muốn bán lỗ cũng không có người mua. Cơn sốt đất ở Đông Anh, Sóc Sơn khi có thông tin về dự án cầu Nhật Tân và các trường đại học chuyển về, lúc này cũng đã hạ nhiệt. Rất hiếm có giao dịch nào được thực hiện ở khu vực này.

Theo một số chuyên gia BĐS tại các sàn giao dịch BĐS mà chúng tôi có dịp tham khảo, thì đều có chung nhận định, thị trường BĐS đang giảm, nhưng chưa phải là thời kỳ giảm sâu nhất, tức là chưa chạm đáy. Nhà đầu tư nên chọn mua đất có tiềm năng, hoặc những căn hộ ở những dự án đã tăng vọt từ trước và đến thời điểm này vẫn giữ giá, hoặc có giảm thì giảm rất ít.

Trong lúc thị trường ảm đạm thì hoạt động kinh doanh BĐS của các sàn giao dịch đang chuyển hướng, mở rộng tìm hiểu thị trường ra những vùng ven, những tỉnh quanh Hà Nội như Bắc Ninh, Thái Nguyên. Theo ông Sơn, phụ trách sàn Đất Việt thì Bắc Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt mới đây đã có một số tập đoàn công nghệ lớn của nước ngoài đầu tư tại đây như Nokia, Itel…

Cafeland.vn - Theo CAND
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland