Cụ thể, dự thảo Thông sửa đổi, bổ sung, bài bỏ một số điểm thuộc Điều 9, Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo đó, cổ đông sáng lập mặc dù vẫn phải sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng thương mại cổ phần nhưng không còn phải sở hữu “trong thời hạn 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép” như quy định cũ.
Cùng với đó, dự thảo cũng bãi bỏ quy định cổ đông sáng lập là cá nhân và tổ chức phải “Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần”.
Đặc biệt, NHNN quyết định bãi bỏ 3 quy định đối với cổ đông sáng lập, gồm: “Chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp”, “Cam kết hỗ trợ ngân hàng thương mại cổ phần về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản” và “Có tối thiểu 2 cổ đông sáng lập là tổ chức”.
Về tiêu chuẩn đối với Tổng giám đốc của Ngân hàng hợp tác xã, dự thảo Thông tư bỏ tiêu chuẩn “có thời gian công tác trong lĩnh vực ngân hàng từ 05 (năm) năm trở lên”.
NHNN cho biết, thông tư này là nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ.
Theo đánh giá của một số vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, việc nới các điều kiện kinh doanh nêu trên với các ngân hàng thương mại là hợp lý nếu coi hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có tính thị trường. Đồng thời, việc nới các điều kiện kinh doanh cũng giúp giảm bớt áp lực với các cổ đông sáng lập, những ông chủ thực sự của các ngân hàng.
-
Không minh bạch, khó bán ngân hàng 0 đồng
CafeLand - Một lần nữa, mong muốn “bán” các ngân hàng yếu kém của Việt Nam cho đối tác nước ngoài được nhắc lại trong Diễn đàn M&A vừa diễn ra, với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.