Ảnh minh hoạ.
Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa có tờ trình ĐHĐCĐ về việc thông qua chủ trương tham gia tái cơ cấu một tổ chức tín dụng, theo hình thức nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần được kiểm soát đặc biệt.
Theo chủ trương này, sau khi HDBank nhận chuyển giao bắt buộc, NHTM được chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do HDBank là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.
HDBank đề nghị ĐHĐCĐ phê duyệt chủ trương HDBank thực hiện góp vốn điều lệ, với mức không quá 9.000 tỷ đồng vào NHTM được chuyển giao bắt buộc tại ngày chuyển giao bắt buộc và tiếp tục thực hiện góp vốn phù hợp với lộ trình của phương án nhận chuyển giao bắt buộc được phê duyệt.
NHTM được chuyển giao bắt buộc là pháp nhân độc lập với HDBank, không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính của NHTM được chuyển giao bắt buộc. Khoản góp vốn vào NHTM được chuyển giao bắt buộc, không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của HDBank.
HDBank cho biết, việc nhận chuyển giao bắt buộc NHTM sẽ giúp HDBank có cơ hội bứt phá để tăng trưởng quy mô cao hơn. Đặc biệt, việc hỗ trợ cơ chế ưu đãi bổ sung hạn mức tăng trưởng tín dụng hằng năm giúp HDBank có thể tăng trưởng đột phá, chiếm lĩnh thị trường và trở thành một trong các ngân hàng top đầu trong 5 năm tới.
Mở rộng, tối ưu mạng lưới kênh phân phối của HDBank và NHTM sẽ giúp HDBank tăng độ bao phủ phục vụ khách hàng theo chiến lược bán lẻ và chuyển đổi số của HDBank.
Trước đó, HDBank từng có kết hoạch sáp nhập ngân hàng Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank). Thông tin này khiến nhà đầu tư liên tưởng đến câu chuyện 2 nhà băng trên sẽ sớm về một nhà. Theo kế hoạch ban đầu, việc sáp nhập PGBank sẽ hoàn tất vào tháng 8/2018 và thực hiện niêm yết cổ phiếu sau hoán đổi vào tháng 9/2018.
Tuy nhiên, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, cả HDBank và PGBank đều trình cổ đông chấm dứt giao dịch sáp nhập tại đại hội cổ đông năm nay, đặt dấu chấm hết cho thương vụ thỏa thuận đã kéo dài gần 3 năm giữa 2 ngân hàng.
Lý do được HDBank đưa ra là dù hồ sơ xin chấp thuận nguyên tắc đã được Ngân hàng Nhà nước thông qua vào tháng 10/2018, nhưng đến nay, cơ quan quản lý vẫn chưa chính thức chấp thuận cho giao dịch sáp nhập giữa hai bên khiến quá trình sáp nhập bị trì hoãn và kéo dài.
Cụ thể, HDBank cho biết hai bên trước đó đã thông qua giao dịch sáp nhập PGBank vào hệ thống của HDBank. HĐQT ngân hàng này sau đó cũng đã triển khai các thủ tục có liên quan để thực hiện sáp nhập, trong đó có các thủ tục xin chấp thuận của NHNN.
Đến tháng 9/2018, NHNN đã có chấp thuận về mặt nguyên tắc việc sáp nhập PGBank vào HDBank.
Ngân hàng có trụ sở tại TP.HCM sau đó tiếp tục đệ trình hồ sơ xin chấp thuận chính thức tại NHNN. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên đến nay, cơ quan quản lý vẫn chưa có chấp thuận chính thức việc sáp nhập giữa hai ngân hàng.
Đáng chú ý, ngoài việc chưa nhận được chấp thuận chính thức từ cơ quan quản lý, các thủ tục khác liên quan giao dịch sáp nhập giữa PGBank và HDBank gần như đã hoàn tất.
Hai bên đã thông qua cả tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu, trong đó HDBank sẽ phát hành cổ phiếu để hoán đổi toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của PGBank. Tỷ lệ thỏa thuận là 1:0,621 (1 cổ phiếu PGBank đổi lấy 0,621 cổ phiếu mới của HDBank). Lãnh đạo HDBank thậm chí đã cử người sang hỗ trợ hoạt động cho PGBank.
Cách đây vài năm, hàng loạt thương vụ sáp nhập ngân hàng nội diễn ra sôi động như MHB - BIDV, Mekongbank - MSB, DaiA Bank - HDBank, Habubank - SHB, SouthernBank - Sacombank; thương vụ hợp nhất 3 ngân hàng SCB - Ficombank - TinNghiaBank... Cùng với đó, một số ngân hàng được tái cơ cấu dưới sự hỗ trợ của Vietcombank, VietinBank, BIDV như CBBank, OceanBank, GPBank. Còn DongA Bank là ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt.
Các thương vụ M&A trên đã diễn ra với sự đồng thuận giữa hai nhóm cổ đông, cũng như được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Chính phủ trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu các ngân hàng.
Với HDBank, đây không phải là lần đầu nhận sáp nhập ngân hàng khác. Vào năm 2012, ngân hàng này đã nhận sáp nhập DaiA Bank - ngân hàng có nợ xấu lớn, các cổ đông có vấn đề về sở hữu chéo, nay đã được xóa tên trên thị trường. Sự phát triển hiện tại của HDBank cho thấy, thương vụ với DaiA Bank đã khá thành công.
Hiện ngoài PGBank, một ngân hàng khác là Ngân hàng Đông Á cũng được đưa vào diện cần tái cơ cấu.
-
HDBank của bà Nguyễn Thị Phương Thảo tăng vốn điều lệ lên tỷ đô
Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HDB) của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 5.030 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%.
-
Phó Tổng Giám đốc VIB đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu
Theo thông tin công bố, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Khối Dịch vụ công nghệ ngân hàng/Khối Ngân hàng số Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB, mã: VIB) ông Trần Nhất Minh vừa đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu VIB trong thời gian từ 17/1/2025 - 14/2/2025 bằn...
-
MBBank lãi trước thuế kỷ lục gần 29.000 tỷ đồng trong năm 2024
Ông Phạm Như Ánh, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã: MBB) cho biết, ước tính lợi nhuận trước thuế riêng lẻ ngân hàng năm 2024 tăng khoảng 12% so với năm 2023 và đạt 27.600 tỷ đồng.
-
Vietcombank báo lãi kỷ lục, tổng tài sản vượt mốc 2 triệu tỷ đồng năm 2024
Sáng 10/1, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã: VCB) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng và hoạt động kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.