31/05/2011 3:08 AM
Đó là điều mà TS Trần Minh Thuận - Giám đốc Trung tâm Kiểm định và Tư vấn Xây dựng - Trưởng bộ môn Kỹ thuật xây dựng (ĐH Cần Thơ) nhấn mạnh khi trao đổi với chúng tôi về chất lượng cát sử dụng trong công trình xây dựng.

“Nếu chất lượng cát không chuẩn sẽ hao tốn xi măng”

Nhận xét về chất lượng và việc sử dụng cát trong công trình xây dựng ở ĐBSCL hiện nay, TS Trần Minh Thuận (T.M.Thuận), nói:

- Thực ra thì… chưa chuẩn gì hết. Cửa hàng cung cấp VLXD chưa đưa ra những chuẩn cho khách hàng biết. Chỉ nói cát thô, cát xây, cát nền… vậy thôi. Trong lĩnh vực xây dựng của nhà ở tư nhân thì họ chỉ biết vậy thôi, chứ chưa có một quá trình kiểm tra, quan sát cát xây, tô có đủ tiêu chuẩn để xây, tô hay không. Còn cát nền thì dễ rồi. Vì cát nền nó không đòi hỏi cao trong khi đó cát xây, cát tô thì đòi hỏi hàm lượng cát không lẫn tạp chất, khi trộn bê tông, trộn vữa thì nó mới đạt được chất lượng mong muốn.

Hiện nay, chưa có DN chuyên cung cấp VLXD, chưa đưa ra tiêu chuẩn về cát cung cấp. Thường thì họ phân ra hai loại là cát tô và cát xây chứ còn ngoài ra họ chưa đưa ra cái chuẩn như thế nào về hàm lượng, thành phần hạt của cát, thành phần tạp chất hữu cơ, bụi, bùn, sét… Do đó, người dân sử dụng cho xây dựng tương đối chưa tốt. Thường tôi thấy có những trường hợp cát tô lên một thời gian thì trần nhà bị ố, chảy ra những đốm rỉ trong quá trình tô, sơn… Cái đó là do cát chưa qua xử lý.

Ông bình luận thế nào về vấn đề sử dụng cát với chất lượng công trình xây dựng ở ĐBSCL hiện nay?

- Những DNNN khi xây dựng công trình, họ có đến Trung tâm của trường Đại học Cần Thơ kiểm định, tư vấn. Chúng tôi có làm một số thí nghiệm để xem thành phần cát đó như thế nào, kích cỡ hạt có theo chuẩn hay không, thành phần tạp chất như thế nào… Việc đó chỉ xảy ra ở những DNNN. Ví dụ: Sản xuất gạch, xi măng hoặc những đơn vị san lấp nền cho những công trình nhà nước, họ cũng có yêu cầu kiểm định cát san lấp nền, cát xây tô thường xảy ra những DNNN.

Lấy cát xong thì có lẫn rất nhiều tạp chất, hàm lượng bùn, sét. Nếu lấy cát ở vùng núi hoặc khu vực thượng lưu sông Mê Kông thì tương đối, hàm lượng sẽ tốt hơn, thành phần kích cỡ hạt to hơn, ít lẫn tạp chất… Ảnh hưởng đến sự dính kết của xi măng với chất lượng, ngay cả đá cũng vậy, nếu không sạch cũng làm giảm sự dính kết với xi măng, với cát. Vì cát dễ lẫn tạp chất mà mắt thường lại khó thấy còn đá thì dẫu sao mình còn có thể thấy được vì thành phần đường kính hạt lớn. Cát đường kính hạt nhỏ từ 2 ly rưỡi đến 0,14 ly, phải làm những thí nghiệm để xác định các thành phần hạt, nếu chất lượng cát không đạt chuẩn phải hao tốn nhiều xi măng hơn vì nó bám không tốt. Về thời gian sử dụng thì dĩ nhiên sự bám dính không tốt lâu ngày sẽ bị rỗng, nước dễ thấm qua dẫn đến sự ăn mòn sắt, thép.

Người giám sát công trình của Nhà nước không kiểm định cát mà họ chỉ kiểm định sắt, xi măng thôi còn cát, đá thì họ coi như đạt chuẩn rồi nên không cần kiểm định. Nếu kiểm tra thì cũng không vượt quá tiêu chuẩn là bao nhiêu cho nên họ cho qua vấn đề cát chưa qua xử lý - hay nói đúng hơn là họ không quan tâm. Theo kinh nghiệm tôi thấy họ quan tâm đến thép, xi măng… vì những mặt hàng này có nguồn gốc xuất xứ.

Xin cảm ơn tiến sỹ!

“Yêu cầu phát triển mạnh về xây dựng đô thị đang gây sức ép lên tài nguyên cát và nguy cơ cát bị cạn kiệt vì khai thác quá mức là hiển hiện”- TS Bùi Trung Dung - Phó cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), nhận định.

Theo Hoài Phương (baoxaydung)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: 0