Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm cho biết: Dư nợ cho vay bất động sản cũng là lượng tương đối lớn trong dư nợ ngân hàng và nó cũng rơi vào một số ngân hàng thôi. Vì không tiêu thụ được hàng, chủ đầu tư không trả được nợ, nợ quá hạn tăng quá giới hạn cho phép sẽ thành nợ xấu, nợ chồng lên nợ, lãi chồng lên lãi.
Để giải quyết tình trạng này trong thời gian tới phải làm gì thưa ông?
Trước hết phải có thời gian, phải khống chế không để dư
nợ bất động sản tăng lên nữa. Các ngân hàng, chủ đầu tư phải rút dần
vốn ra, để thị trường xì hơi từ từ, xẹp dần. Vì nếu bơm thêm vốn nữa thì
nó căng, sẽ vỡ bong bóng, lúc đó nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Cho nên
phải giữ “hơi” ở mức độ này thôi rồi tìm cách cho xì dần xuống.
Nói cách khác là không bơm vốn, không khuyến khích,
không tạo điều kiện đầu tư vào bất động sản nữa. Đồng thời, buộc các DN
kinh doanh phải hạ giá bán về giá thực tế, thậm chí chịu lỗ cũng phải
bán vì trước đây đã chiếm lời quá cao rồi.
Vừa qua, NHNN đã có chính sách để nới tín dụng đối với bất động sản phi kinh doanh như nhà ở thu nhập thấp, nhà xã hội, nhà cho sinh viên...?Tác động đó sẽ tốt cho thị trường.
Theo đánh giá của ông, những chính sách đó trong năm tới có làm cho thị trường khả quan hơn không?
Chưa thể khả quan ngay được. Quan trọng là nền kinh tế tăng trưởng thế nào, vì với các giải pháp vừa qua thì nó chỉ có tác dụng làm xẹp dần (giảm giá, có giao dịch mức độ). Nhưng không phải anh nào cũng muốn giảm giá ngay, có anh cứ để đấy, không chịu giảm. Cho nên phải có biện pháp quyết liệt hơn nữa mới giải quyết được.