Là ngành mang tính chất chu kỳ, tổng sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước năm 2023 chứng kiến sự sụt giảm do ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô cũng như thị trường bất động sản.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2023 của CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG) cho thấy doanh thu thuần đạt 4.459 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong kỳ, biên lợi nhuận gộp doanh nghiệp đạt 6,1% trong khi cùng kỳ năm 2022 kinh doanh dưới giá vốn. Ngoài ra, chi phí tài chính giai đoạn này cũng giảm 28,8%.
Kết quả, Nam Kim báo lãi sau thuế hơn 22 tỷ đồng, cải thiện so với khoản lỗ 414 tỷ đồng quý 4/2022 - thời điểm đáy kết quả kinh doanh ngành thép.
Thép Nam Kim lãi hơn 117 tỷ đồng năm 2023
Lũy kế cả năm 2023, Nam Kim ghi nhận 18.596 tỷ đồng doanh thu, giảm 19% so với năm trước. Trong đó, doanh thu nội địa ghi nhận 7.585 tỷ đồng, chiếm 41% tổng doanh thu và giảm 20%. Doanh thu từ thị trường xuất khẩu đạt 11.036 tỷ đồng, chiếm 59% tổng doanh thu và giảm 19% so với thực hiện năm ngoái.
Nhà sản xuất này báo lãi sau thuế đạt hơn 117 tỷ đồng, trong khi năm trước lỗ 125 tỷ đồng. Với kết quả này, Nam Kim mới chỉ hoàn thành 93% chỉ tiêu doanh thu và 44% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của Nam Kim đạt 12.235 tỷ đồng, giảm 9% so với đầu năm.
Trong đó, hàng tồn kho vẫn là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất (47%) trong cơ cấu tài sản của công ty với 5.719 tỷ đồng, giảm 18,3% so với đầu năm. Công ty trích lập 130 tỷ đồng chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thấp hơn 206 tỷ so với năm 2022.
Khoản tiền, tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn khoảng 785 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tổng số tiền đầu tư vào công ty con của Nam Kim là 755 tỷ đồng, tăng gấp gần 3 lần so với hồi đầu năm. Năm vừa qua, doanh nghiệp này đã tăng gần 500 tỷ đồng đầu tư vào Công ty TNHH Tôn Nam Kim Phú Mỹ.
Bên kia nguồn vốn, tổng nợ vay của Nam Kim tại thời điểm cuối năm 2023 ở mức 4.765 tỷ đồng, hoàn toàn là nợ vay ngắn hạn, chiếm 70% tổng nợ phải trả.
Hiện tại, hãng thép tại Bình Dương này đang vay nợ tại một loạt ngân hàng, trong đó có những cái tên lớn như BIDV, Vietcombank, VietinBank…
Trong đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện là chủ nợ lớn nhất với giá trị cho vay ngắn hạn là 1.985 tỷ đồng. Khoản nợ tại BIDV chiếm 42% tổng nợ vay ngân hàng tại doanh nghiệp này.
Đứng thứ hai là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam với giá trị gần 560 tỷ đồng. Ngoài ra, một chủ nợ lớn khác của Nam Kim là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với số tiền hơn 500 tỷ đồng.
-
Lợi nhuận của Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim hé lộ thời điểm "đông qua hạ về" của ngành thép
Trong giai đoạn khó khăn của ngành thép, VCBS cho rằng các doanh nghiệp với cơ cấu tài chính lành mạnh và lợi thế cạnh tranh có sự hồi phục tốt, trong khi các doanh nghiệp yếu kém tiếp tục gặp khó trong việc duy trì hoạt động, thua lỗ triền miên.
-
Nam Kim tái khởi động dự án nhà máy tôn 4.500 tỷ tại Bà Rịa - Vũng Tàu, lấn sân sang mảng thép mạ?
Theo kế hoạch, việc xây dựng nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ tại khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ bắt đầu vào năm 2024 và kéo dài trong ba giai đoạn đến cuối năm 2026.
-
Công ty thép doanh thu nghìn tỷ vừa chứng kiến điều chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây
Năm 2024, Gang thép Cao Bằng ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.188 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ; công ty báo lỗ sau thuế hơn 150 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lãi hơn 1,6 tỷ đồng.
-
Hòa Phát, Nam Kim… và loạt doanh nghiệp thép mạnh tay đầu tư nhà máy mới để “đón sóng” thị trường bất động sản
Trong khi dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát sẽ bắt đầu chạy thử đầu quý 1/2025, nhiều doanh nghiệp ngành thép khác cũng đang chuẩn bị nguồn vốn để xây thêm nhà máy mới, đón sóng phục hồi của thị trường....
-
Những khoản lãi ngành thép 2024 dần lộ diện, một hãng thép tại Bà Rịa - Vũng Tàu vừa báo lợi nhuận tăng hơn 1.100%
Doanh nghiệp này đánh giá thị trường thép năm 2024 đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang dần ổn định trở lại.