22/01/2025 7:15 PM
Tính cả năm 2024,  lũy kế giải ngân từ đầu năm 2024 đến ngày 31/12/2024 là 548.569,3 tỷ đồng, đạt 72,9% kế hoạch (752.476,4 tỷ đồng). Ước giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/01/2025 là 635.579,9 tỷ đồng, đạt 84,47% kế hoạch, theo số liệu của Bộ Tài chính.

Theo đó, về giải ngân vốn kế hoạch năm 2024: Lũy kế giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/12/2024 là 548.569,3 tỷ đồng, đạt 72,9% kế hoạch (752.476,4 tỷ đồng), đạt 80,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong đó Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) là 5.624,32 tỷ đồng (đạt 88,45% kế hoạch), Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) là 19.936,9 tỷ đồng (đạt 73,24% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Ước giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/01/2025 là 635.579,9 tỷ đồng, đạt 84,47% kế hoạch, đạt 93,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2023 đạt 82,47% kế hoạch và đạt 93,12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó Chương trình phục hồi và phát triển KTXH là 6.192,09 tỷ đồng (đạt 97,38% kế hoạch), CTMTQG là 23.321,2 tỷ đồng (đạt 85,68% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân 13 tháng vốn ngân sách Trung ương (NSTW) đạt tỷ lệ cao hơn cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên vốn ngân sách địa phương (NSĐP) giải ngân còn thấp.

Kết quả trong 13 tháng 2024, 16/46 bộ, cơ quan trung ương và 37/63 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân so với tổng kế hoạch đạt trên mức bình quân chung của cả nước (84,47%).

Về tình hình thực hiện các dự án trọng điểm, đến hết ngày 31/12/2024, tổng số vốn giải ngân của 09 dự án quan trọng quốc gia ngành giao thông vận tải là 70.743,08 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 72,9% kế hoạch năm 2024 được giao (96.991,66 tỷ đồng), trong đó, vốn NSTW là 78.489,38 tỷ đồng, đạt 82,4%; vốn NSĐP là 18.502,28 tỷ đồng, đạt 33,2%.

Như vậy, kết quả giải ngân các dự án quan trọng quốc gia ngành giao thông vận tải thấp hơn so với tỷ lệ giải ngân bình quân 12 tháng của cả nước (80,32%). Tỷ lệ giải ngân tiếp tục chậm lại trong những tháng cuối năm.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, thời gian qua các chủ đầu tư đã nỗ lực khắc phục khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án.

Tuy nhiên, vẫn còn ghi nhận một số các khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục nỗ lực để tháo gỡ như sau:

(1) Công tác giải phóng mặt bằng tại nhiều địa phương đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ;

(2) Về nguồn nguyên vật liệu: các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Nai triển khai thủ tục cấp phép để khai thác mỏ cho các nhà thầu chưa đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; một số địa phương đã bố trí tối đa các mỏ để cung cấp cho dự án nhưng công suất vẫn chưa đáp ứng kế hoạch;

(3) Về thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư: tỉnh Đồng Nai chậm xác định giá trị GPMB dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu ảnh hưởng tiến độ điều chỉnh chủ trương; cần triển khai nhiều thủ tục điều chỉnh chủ trương dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành; ...

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tổng hợp đề xuất của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, báo cáo cấp thẩm quyền về kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn năm 2024 sang năm 2025 của các dự án để kịp thời giao kế hoạch vốn kéo dài, tránh làm gián đoạn tiến độ thực hiện và giải ngân của các dự án.

Phương Vũ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.