Trong đó, vốn đăng ký mới đạt trên 15,2 tỷ USD với 1.738 dự án mới tăng 4,1% về vốn nhưng giảm 31,1% về số dự án so với cùng kỳ. Ngoài ra còn có 985 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 13,6%), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD (tăng 40,5% so với cùng kỳ); có 3.797 lượt góp vốn mua cổ phần (giảm 38,2%), tổng giá trị vốn góp đạt gần 6,9 tỷ USD (giảm 7,7% so với cùng kỳ).
Ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 19,74 tỷ USD trong năm 2021, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ hai là ngành sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư hơn 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đăng ký.
Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản hơn 2,6 tỷ USD; bán buôn, bán lẻ trên 1,4 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.
Về khu vực đầu tư, năm qua đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong năm 2021. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 19,1% so với cùng kỳ 2020; Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 5 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư, tăng 25,4% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,9 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư, tăng 64,6% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,…
Các doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 59 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2021. Trong đó, TP.Hải Phòng dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5,26 tỉ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Long An xếp thứ hai với trên 3,84 tỉ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư cả nước. TP.HCM đứng vị trí thứ ba với gần 3,74 tỉ USD, chiếm gần 12% tổng vốn đầu tư. Ngoài các địa phương trên, Bình Dương, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… cũng được đánh giá thu hút được nhiều dự án FDI trong năm 2021.
Tính lũy kế đến ngày 20/12/2021, cả nước có 34.527 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 408,1 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 251,6 tỷ USD, bằng 61,7% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với trên 241,9 tỷ USD, chiếm 59,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với gần 61,8 tỷ USD (chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với gần 33,9 tỷ USD (chiếm 8,3% tổng vốn đầu tư). |
-
11 tháng, hơn 2,41 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản
Theo số liệu mới công bố của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), trong 11 tháng đầu năm 2021, bất động sản đứng thứ 3 trong danh sách các ngành thu hút vốn FDI với 2,41 tỷ USD.
-
Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản, lộ diện các phân khúc được các “ông lớn” săn đón
Nhu cầu của khối ngoại đối với dự án bất động sản nhà ở thực chất vẫn rất lớn, không kém nhu cầu đối với các dự án khu công nghiệp, văn phòng.
-
“Đại bàng” nào dẫn đầu dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam?
Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,79 tỷ USD, chiếm gần 28,6% tổng vốn đầu tư, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2023....
-
Bình Dương hút 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 9 tháng
Theo UBND tỉnh Bình Dương, trong 9 tháng, Bình Dương thu hút được 58.988 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước (đạt 85,7% cùng kỳ) và 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (đạt 86,86% kế hoạch, bằng 94,1% so với cùng kỳ)....