Tuy nhiên, những người có kinh nghiệm cho rằng đây chỉ là thủ pháp của các đơn vị kinh doanh, môi giới nhà đất mượn cớ quy hoạch để thổi giá đất nhằm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.
Theo một số nhà tư vấn, những thông tin này thật sự đáng lo, bởi rất dễ điều hướng dư luận và tâm lý xã hội theo một chiều, tạo những cơn “sốt ảo” ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thị trường nhà đất các khu vực.
Lấy bản đồ, quyết định làm chuẩn
Chưa đầy một ngày sau khi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư phần cơ sở hạ tầng dùng chung dự án xây dựng Bến cảng Liên Chiểu, giới kinh doanh nhà đất Đà Nẵng đã đăng tải đủ dạng thông tin, cho rằng giá nhà đất tại địa phương này sẽ tăng nhanh.
Nhiều trang thông tin mạng cũng đã dẫn Quyết định 359 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để làm cơ sở đánh giá “bất động sản Đà Nẵng sẽ sớm hồi phục tăng giá”.
Tương tự, giới kinh doanh nhà đất tại Thừa Thiên Huế ngay sau Tết Tân Sửu đã tung tin “Huế đã được phê duyệt trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”, lấy đó làm cơ sở để tạo sóng trên thị trường.
Nhiều khu vực đất vùng ven thành phố Huế rục rịch tăng giá trước tin đồn địa phương lên thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: Nguyễn Dương
Theo một số chuyên gia tư vấn, chiêu thức này cũng được giới nhà đất Khánh Hòa, Ninh Bình ráo riết triển khai kể từ cuối năm Canh Tý vừa qua, khiến thị trường nhà đất trên địa bàn nhanh chóng “tăng nhiệt”.
Ghi nhận thực tế cho thấy, chỉ sau một tuần lễ có thông tin, nhiều khu vực đất vùng ven thành phố Huế đã rục rịch báo giá đất phân nền tăng đến 1,5 lần so với cuối năm 2020.
Theo một lãnh đạo sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, cách vận dụng các thông tin chính sách, điều chỉnh quy hoạch của các địa phương từ Trung ương và từ chính các chính quyền địa phương để tạo cơ sở cho các thông tin đồn thổi trên thị trường là không hề mới mẻ.
Song trong bối cảnh hiện nay khi thị trường bất động sản có những biến động bất ngờ, dòng tài chính của các nhà đầu tư lớn thay đổi liên tục, bản thân các bộ ngành quản lý cũng có những điều chỉnh chủ trương để chấn chỉnh công tác quy hoạch, quản lý, thì cách thức này lại tỏ ra hữu hiệu và được nhiều người tin theo.
Những bản đồ quy hoạch đã phê duyệt, các số liệu quản lý thay đổi được chính văn bản Nhà nước đưa ra luôn là cơ sở pháp lý quan trọng để thực thi, điều chỉnh quy hoạch tại các địa phương, từ đó tạo tâm lý tin tưởng cho nhiều người.
Cần chấn chỉnh và minh bạch
Trước những đồn thổi thông tin về chủ trương “lên thành phố Trung ương”, một lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã phải nhấn mạnh, rằng đề xuất này của tỉnh đã đưa ra nhiều năm rồi, và địa phương đang tiếp tục nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí cần thiết.
Nhưng cho đến nay, đề xuất này vẫn chưa đưa vào nội dung họp Quốc hội, nên rõ ràng câu chuyện đồn thổi thông tin là thiếu căn cứ. Chỉ có điều, giới kinh doanh địa ốc vẫn rốt ráo sử dụng những tin đồn này để đẩy thị trường “nóng lên”. Điều này rất cần các cơ quan chức năng lưu tâm xử lý.
Cũng giống như Huế, chính quyền thành phố Đà Nẵng thời gian qua cũng đã phải ra văn bản chính thức để đính chính thông tin tự suy luận từ báo chí, mạng xã hội về khả năng địa phương sẽ điều chỉnh tăng giá đất.
Cơ sở thông tin này liên quan đến Nghị định 96 của Chính phủ về khung giá đất mà Đà Nẵng đến nay vẫn chưa áp dụng. Thông tin này mới nghe qua thấy rất hợp lý song lại hoàn toàn chỉ là suy diễn chủ quan. Hệ quả khi báo chí đăng tải các thông tin này, thị trường nhà đất địa phương đã lập tức bị ảnh hưởng.
Đất khu vực Liên Chiểu được nhiều môi giới đồn đoán sẽ tăng giá ngay sau khi có thông tin phê duyệt cảng Liên Chiểu. Ảnh: Nguyễn Dương
Theo một số nhà tư vấn, đã đến lúc các cơ quan quản lý địa phương cần quan tâm và thực sự vào cuộc để minh bạch thông tin và chấn chỉnh kịp thời những cách vận dụng thông tin để “kích” thị trường mà các đơn vị, cá nhân kinh doanh bất động sản đang làm hiện nay.
Những nhà đầu tư nhỏ lẻ, người có nhu cầu sở hữu bất động sản cũng cần hết sức tỉnh táo, thận trọng khi tiếp cận các thông tin đề cập đến các chủ trương lớn của địa phương trong quy hoạch đầu tư phát triển.
Nếu không thận trọng trước những thông tin dự đoán còn thiếu cơ sở, thị trường dễ bị dẫn dắt bởi những mục tiêu kinh doanh mà hệ lụy là những “cơn sóng ảo” sẽ càng đẩy giá thị trường tăng thêm, tạo áp lực lớn lên chính những nhà đầu tư và người dân địa phương.
-
Bất động sản Đà Nẵng đang vượt đáy?
Sau thời gian "ngủ đông" do chịu ảnh hưởng kép của suy giảm từ nửa cuối năm 2019 và đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản Đà Nẵng đang "ấm" dần lên và có giao dịch thực sự.
-
Nhiều dự án bất động sản hưởng lợi khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 1/1/2025, Thừa Thiên Huế sẽ chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là cơ hội phát triển mới cho địa phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
-
Huế đầu tư xây dựng tuyến đường đi bộ dọc bờ Nam sông Hương dài gần 2km
Ngày 17/12, đại diện Ban Quản lý Dự án đầu tư và xây dựng khu vực thành phố Huế cho biết chủ đầu tư đã hoàn thiện các điều kiện chuẩn bị khởi công dự án tuyến đường đi bộ và xe đạp dọc bờ Nam sông Hương, đoạn từ cầu Dã Viên đến đường Huyền Trân Công ...
-
Cập nhật tiến độ dự án Khu dân cư Tứ Hạ - Hương Văn tại tỉnh Thừa Thiên Huế
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định số 3189/QĐ-UBND về việc chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất đợt 1 cho Liên danh Công ty Cổ phần Regal Group và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh để đầu tư dự án Khu dân cư Tứ Hạ - Hương Văn, thị xã...