Trăm dâu đổ đầu tằm
Đại diện 1 đơn vị thứ cấp đang bán căn hộ trên đường Lê Văn Thiêm (Thanh Xuân, HN) cho biết, “theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư, giá bán mỗi m2 căn hộ là 27,5 triệu đồng/m2. Chủ đầu tư đã ký hợp đồng không thay đổi giá bán. Thế nhưng, mới đây, chủ đầu tư dự án đã gửi thông báo đề nghị chốt các hợp đồng căn hộ đã ký với khách hàng. Số căn hộ còn lại sẽ phải dừng không được bán tiếp để chủ đầu tư ký bảo lãnh với ngân hàng. Mức phí bảo lãnh mà ngân hàng áp cho dự án là 5% trên tổng mức đầu tư. Do đó, giá bán căn hộ sẽ buộc phải điều chỉnh tăng 1 triệu đồng/m2”.
Tại một dự án khác trên đường Phạm Văn Đồng, chủ đầu tư vừa đưa ra chính sách yêu cầu các khách hàng phải ký thêm thủ tục bảo lãnh ngân hàng. Theo đó, khách hàng sẽ phải trả thêm 0,7% giá trị căn hộ tương đương 20 triệu đồng/căn hộ. Chị Hoàng Nguyên (khách hàng) cho biết, “Khi mua nhà, nhân viên kinh doanh họ lý giải phải trả thêm phí bảo lãnh do vậy chúng tôi buộc ký không còn cách nào khác cả. Tuy nhiên, việc trả thêm phí bảo lãnh đã khiến giá mua căn hộ tăng lên. Đây là điều nhiều khách hàng không hề mong muốn. Bởi khi mua dự án, chúng tôi đã tìm hiểu kỹ về năng lực tài chính cũng như uy tín của chủ đầu tư nên rất yên tâm. Không lẽ gì chúng tôi phải trả thêm tiền để bảo lãnh niềm tin”.
Nhiều dự án chưa xây xong móng vẫn ngang nhiên bán nhà
Theo tìm hiểu của PV, mới Ngân hàng nhà nước đã ra thông tư hướng dẫn việc mua bảo lãnh ngân hàng tuy nhiên nội dung khá chung chung, chưa thực sự rõ ràng cụ thể khiến cả doanh nghiệp và người mua nhà rất mơ hồ.
Riêng đối với điều khoản mua bảo lãnh, Ngân hàng nhà nước cho phép ngân hàng và doanh nghiệp được tự thỏa thuận mức phí bảo lãnh. Ngoài ra, các dự án ký bảo lãnh phải có đủ điều kiện được bán theo Luật kinh doanh bất động sản như dự án phải đủ hồ sơ pháp lý, phải làm xong móng, xong hạ tầng. Chủ đầu tư phải có năng lực tài chính thực hiện dự án….
Nếu chiểu theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi vừa có hiệu lực từ ngày 1/7, những dự án mở bán sau ngày 1/7 phải đảm bảo hai yếu tố là dự án phải làm xong móng và phải có hợp đồng bảo lãnh ký với ngân hàng.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện có rất nhiều dự án bất động sản mở bán sau ngày 1/7 nhưng không đủ điều kiện như chưa xây xong móng, chưa làm xong hạ tầng, chưa có hợp đồng bảo lãnh ngân hàng mà không cơ quan nào kiểm tra kiểm soát. Đơn cử, dự án chung cư 21 Lê Văn Lương (Thanh Xuân, HN), mặc dù mới đang xây đài móng nhưng chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng góp vốn với nhiều khách hàng. Dự án chung cư 203 Nguyễn Huy Tưởng mới đang đào móng nhưng trong tuần này sẽ chính thức được mở bán, giới thiệu với khách hàng….
Điều đáng nói, theo quy định của Ngân hàng nhà nước thì chủ đầu tư dự án phải là người đứng ra mua bảo lãnh. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều khách hàng mua nhà sau 1/7, họ đều phải trả thêm 1 khoản tiền dành cho việc bảo lãnh. Như vậy, chủ đầu tư đã nhanh chân đẩy khoản chi phí này cho khách hàng.
Khoản chi phí này vô tình đã làm cho giá bán căn hộ tiếp tục được tăng cao. Nhiều đơn vị môi giới đã mượn cớ này để tăng giá bán lên vài triệu đồng/m2. Như dự án Imperia (Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân) mặc dù đang xây móng nhưng giá bán cao ngất ngưởng 38-40 triệu đồng/m2. Tương tự, dự án Golden Silk (Cầu Am, Hà Đông) chưa xây xong móng giá bán đẩy 26 triệu đồng/m2 đắt gấp đôi so với dự án đã bàn giao nhà cạnh đó. Hay , dự án 21 Lê Văn Lương mới đang đào móng giá bán 32 triệu đồng/m2.
Nhiều chủ đầu tư lách luật để né phí bảo lãnh
Mặc dù Luật Kinh doanh bất động sản đã có hiệu lực, xong số lượng dự án mua bảo lãnh rất ít. Trong khi, nhiều chủ đầu tư đang té nước theo mưa để tăng giá thì nhiều doanh nghiệp khác lại đang tìm cách “né” việc mua bảo lãnh nhằm giúp khách hàng đỡ phải trả thêm 1 khoản phí.
Một khách hàng mua nhà tại dự án trên quận Tây Hồ cho phóng viên biết, chị vừa được chủ đầu tư mời đến ký hợp đồng mua bán. Theo đó, để tạo điều kiện cho khách hàng không phải trả thêm vài chục triệu đồng tiền mua phí bảo lãnh, chủ đầu tư chấp nhận đẩy ngày ký hợp đồng lên trước 30/6/2015.
Theo khảo sát riêng của PV, rất nhiều khách hàng mua nhà không muốn ký bảo lãnh. Đơn giản là vì họ không muốn trả thêm tiền. Có ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản đã có sự sàng lọc rõ ràng về năng lực và uy tín của chủ đầu tư. Do vậy khách hàng rút ra nhiều bài học đầu tư. Họ đủ tỉnh táo khi quyết định chọn chủ đầu tư uy tín để mua nhà.
Được biết, hiện có rất nhiều ngân hàng đang đứng sau “bơm” tiền hoặc là chủ thực sự của các dự án bất động sản. Để có tiền, nhiều chủ đầu tư đã đem chính dự án của mình thế chấp vốn ngân hàng. Câu hỏi đặt ra, khi ký hợp đồng bảo lãnh, chủ đầu tư sẽ lấy gì để làm tài sản đảm bảo cho ngân hàng. Câu hỏi: Liệu với mức phí bảo lãnh tương đương 20-30 triệu đồng/căn hộ có đủ để ngân hàng đứng ra thanh toán tiền cho khách hàng trong trường hợp chủ đầu tư không làm đúng cam kết hay không?... vẫn đang chờ trả lời từ phía cơ quan chức năng.
-
Bảo lãnh nhà: Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa “lên tiếng”
CafeLand - Luật Kinh doanh bất động sản đã có hiệu lực, nên kể từ thời điểm này, việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh. Như vậy, giờ đây người mua nhà yên tâm với việc chủ đầu tư chậm bàn giao hoặc không thể bàn giao nhà.
-
Bảo lãnh ngân hàng: Lợi bên mua, hại bên bán
CafeLand - Theo các chuyên gia, việc điểm mới về bảo lãnh ngân hàng được quy định trong Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2015 nhằm bảo vệ cho người mua nhà nhưng bất lợi cho nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo ngại tại buổi tọa đàm “Thực hiện quy định bảo lãnh ngân hàng bảo vệ người mua nhà hình thành trong tương lai” do Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tổ chức chiều 23/6.
-
Bảo lãnh bán nhà: Thêm "cú sốc" mới cho doanh nghiệp?
CafeLand - Quy định mua bán nhà hình thành trong tương lai phải có ngân hàng bảo lãnh được kì vọng là giải pháp tốt giúp khách hàng tránh được cảnh mất trắng khi góp vốn mua nhà. Tuy nhiên, đây cũng có thể sẽ là một cú sốc lớn cho thị trường bất động sản.
-
Bảo lãnh ngân hàng không phải là cú hích kích cầu nhà ở
CafeLand - Theo quy định Luật Kinh doanh BĐS 2014 sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7 tới, doanh nghiệp muốn bán nhà hình thành trong tương lai phải đáp ứng nhiều điều kiện, trong đó có việc phải mua bảo lãnh trách nhiệm cho người mua nhà. Có ý kiến cho rằng, quy định này dù đảm bảo an toàn tài sản cho người mua nhưng không phải là cú kích kích cầu nhà ở.
-
“Không nên buộc 100% dự án phải mua bảo lãnh bán nhà”
CafeLand – Đó là ý kiến của ông Nguyễn Văn Đực, Phó tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành về việc chủ đầu tư dự án bất động sản sắp tới khi bán nhà ra thị trường buộc phải mua bảo lãnh trách nhiệm cho người mua nhà.
-
Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai từ ngày 10/12/2024
So với Thông tư 11, Thông tư 49/2024/TT-NHNN đã có sự điều chỉnh trong quy định về trình tự thực hiện việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai giữa ngân hàng thương mại với chủ đầu tư.
-
Chủ đầu tư phải trả phí dịch vụ bảo lãnh, không được đẩy sang cho khách hàng
Quy định về bảo lãnh là cần thiết nhằm bảo đảm quyền lợi cho người mua nhưng cần quy định cụ thể phạm vi bảo lãnh, có cơ chế để đảm bảo an toàn và chắn chắn ở mức hợp lý nhằn tiết giảm chi phí tối thiểu mà người mua nhà phải trả....
-
Từ 1/4/2023: Số tiền bảo lãnh cho một dự án nhà ở hình thành trong tương lai tính thế nào?
Từ ngày 1/4/2023, Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng chính thức có hiệu lực. Xin hỏi, quy định cụ thể về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai ra sao?