Techcombank ghi nhận lãi trước thuế 27.500 tỷ năm 2024.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã: TCB) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 27.500 tỷ đồng, tăng 20,3% so với năm trước, vượt kế hoạch được giao (27.100 tỷ đồng). Tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 47.000 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm 2023.
Xét về cơ cấu thu nhập, thu nhập lãi thuần (NII) trong cả năm 2024 đạt hơn 35.500 tỷ đồng, tăng 28,2% với NIM trượt 12 tháng ở mức 4,2% tăng 20 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, với tăng trưởng CASA cao (đạt 40,9%), chi phí vốn quý IV được giữ ở mức 3,4%, giảm 76 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ (NFI) ghi nhận tăng nhẹ 4,4% lên trên 10.600 tỷ đồng. Trong đó, phí dịch vụ ngân hàng đầu tư đạt 3.461 tỷ đồng, tăng 88,2% so với cùng kỳ năm, riêng quý IV ghi nhận gần 914,6 tỷ đồng, mức cao thứ 2 đạt được trong một quý trong lịch sử hoạt động của ngân hàng.
Tính đến 31/12/2024, tổng tài sản của Techcombank đạt 978.800 tỷ đồng, tăng 15,2% so với đầu năm. Tín dụng tăng trưởng 20,85% lên mức 640.700 tỷ đồng trong hạn mức được NHNN phê duyệt. Tín dụng trên cơ sở hợp nhất tăng 21,7%, trong đó cho vay cá nhân tăng 28,4%, cao hơn đáng kể mức tăng 17,3% của tín dụng doanh nghiệp.
Số dư tiền gửi của khách hàng đạt 565.100 tỷ đồng, tăng 24,3% so với đầu năm. Nhờ kết quả vượt trội từ tính năng sinh lời tự động, số dư CASA của ngân hàng tiếp tục xác lập kỷ lục mới, ghi nhận gần 231.000 tỷ đồng, đưa tỷ lệ CASA của Techcombank lên ngưỡng 40,9%.
Trong năm 2024, Techcombank tiếp tục duy trì tỷ lệ chi phí/ thu nhập (CIR) ở mức 32,7%, thấp hơn ngưỡng 33,1% của năm 2023.
Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu (NPL) của ngân hàng cải thiện về mức 1,17%, từ 1,35% cuối quý III/2024, tính cả trái phiếu và cho vay, tỷ lệ tín dụng xấu (B3-B5) chỉ còn 1,09%. Tỷ lệ NPL trước CIC ở mức thấp 1,0%.
Riêng trong quý IV/2024, dư nợ cần chú ý (B2) giảm 14% so với quý trước còn 4.441 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ B2 0,73% (so với 0,86% tại quý trước). Tỷ lệ B2 trước CIC ở mức 0,56%.
Chi phí dự phòng cả năm ở mức 4.082 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,1% so với cùng kỳ, dù tín dụng tăng 21,7% trong năm. Nhìn chung chi phí tín dụng của Ngân hàng trong cả năm 2024 chỉ ở mức 0,8%, đi ngang so với năm trước.
Kết thúc năm 2024, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của ngân hàng tăng lên mức 15,3%, cao hơn nhiều so với yêu cầu của trụ cột I, Basel II (8,0%).
-
Vietcombank cử 12 lãnh đạo chi nhánh vực dậy Ngân hàng Xây dựng 0 đồng
Vietcombank vừa bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Chủ tịch HĐTV CBBank và điều động nhiều lãnh đạo chủ chốt khác, khẳng định cam kết tái cấu trúc ngân hàng 0 đồng.







-
Nhân sự mới tại PGBank với dấu ấn từ Tập đoàn Thành Công
Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, mã chứng khoán: PGB) vừa công bố danh sách nhân sự dự kiến bầu bổ sung vào Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2025 – 2030. Trong đó, đáng chú ý là hai gương mặt từ Tập đoàn Thành...
-
Cơ hội của ngân hàng trong tương quan tín dụng và bất động sản
Không có yếu tố nào thúc đẩy tín dụng bằng một thị trường bất động sản (BĐS) sôi động. Dữ liệu cho thấy những năm tín dụng tăng trưởng mạnh luôn trùng khớp với thị trường BĐS sôi động....
-
PGBank bổ nhiệm cựu lãnh đạo VPBank làm Phó Tổng Giám đốc Thường trực
Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank, mã chứng khoán: PGB) vừa công bố quyết định của Hội đồng quản trị về việc tiếp nhận và bổ nhiệm bà Võ Hằng Phương giữ chức Phó Tổng Giám đốc Thường trực, với thời hạn 3 năm kể từ ngày 14/7/2025....