Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt hơn 14,6 tỷ USD, dần tiến gần mục tiêu được điều chỉnh từ hồi giữa năm 2024 là 15,2 tỷ USD.
Hiện tại, các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 170 thị trường thế giới, trong đó 5 thị trường lớn là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU chiếm tới hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ. Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ.
Những biến động thị trường trong năm 2024 đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động chế biến và xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ vẫn tìm được cơ hội lội ngược dòng để về đích vượt mục tiêu.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có thể vượt 16 tỷ USD trong năm 2024
Các chuyên gia ngành gỗ đánh giá, từ những tín hiệu phục hồi tích cực của thị trường, ngay từ đầu năm 2024, các hiệp hội chế biến, xuất khẩu gỗ, các doanh nghiệp đã chủ động trong sản xuất, tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Hàng loạt chuỗi hội chợ tìm kiếm thị trường, thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm gỗ Việt Nam được tổ chức ở các địa phương trọng điểm sản xuất sản phẩm này như TP.HCM, Bình Định, Bình Dương.
Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa), ngành gỗ hiện nay đã tương đối ổn định. Trong các thị trường nhập khẩu đồ gỗ, mỹ nghệ của Việt Nam, thị trường Mỹ chiếm hơn 54% kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, thị trường này vẫn luôn ẩn chứa những yếu tố khó lường, luôn gây hồi hộp cho các doanh nghiệp nhập khẩu vào thị trường này bởi những chính sách thuế dành cho hàng hóa nhập khẩu. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn luôn nỗ lực để có thông tin nhanh nhất mới có thể linh động đáp ứng yêu cầu của thị trường Mỹ.
Các doanh nghiệp tại Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định, nơi có nhiều nhà máy chế biến gỗ cũng tích cực tìm cơ hội bứt phá thị trường.
Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, nếu 2 tháng cuối năm xuất khẩu đạt 3 tỷ USD thì cả năm xuất khẩu ngành gỗ sẽ đạt 16 tỷ USD.
Vừa qua, ngành gỗ Việt Nam còn đón nhận tin vui là Bộ Thương mại Mỹ đã hủy bỏ toàn bộ vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá, chống trợ cấp với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.
Động thái này chứng tỏ ngành gỗ Việt Nam minh bạch, không bán phá giá, từ đó sẽ góp phần thúc đẩy sản phẩm gỗ Việt Nam rộng đường vào Mỹ và đạt được mức tăng trưởng cao từ nay đến cuối năm.
-
Xuất khẩu đồ nội thất sang Trung Quốc, doanh nghiệp cần lưu ý
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam, doanh nghiệp cần chú ý giới hạn các chất có hại trong đồ nội thất xuất khẩu sang thị trường này.
-
Mặt hàng Việt Nam xuất khẩu TOP đầu thế giới, bán cho Mỹ, Trung Quốc… thu về hơn 13 tỷ USD
10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đạt 13,2 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Dệt may, gỗ… hưởng lợi lớn khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, ngành thép kém sáng
Trong khi bất động sản khu công nghiệp, dệt may và gỗ sẽ được hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử, nhóm ngành thép dự kiến sẽ kém tích cực do Mỹ tập trung vào khôi phục ngành thép nội địa.
-
Một mặt hàng Việt Nam xuất khẩu TOP đầu thế giới, bán cho Mỹ, Trung Quốc, EU mang về hơn 12,5 tỷ USD
Trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ thu đạt 12,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái.