Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có buổi làm việc với Đoàn công tác Tập đoàn SK (Hàn Quốc) để nghe báo cáo đề xuất triển khai các dự án năng lượng - công nghiệp - Trung tâm logistic, LNG trên địa bàn tỉnh.
Được biết, SK là tập đoàn đa ngành lớn thứ hai tại Hàn Quốc, có thế mạnh trong các lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng sạch như LNG, logistics và công nghệ thông tin.
UBND tỉnh Ninh Thuận làm việc với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tại Ninh Thuận, Tập đoàn SK từng đề xuất xây dựng nhà máy điện khí LNG công suất 1,5GW và kho chứa LNG dung tích 240.000m3 ở xã Cà Ná, huyện Thuận Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 2,35 tỷ USD.
Tuy nhiên, tại buổi làm việc lần này, Tập đoàn SK đề xuất đưa vị trí kho chứa LNG vào đất liền để nâng công suất nhà máy điện khí lên 3GW và kho chứa khí 270km3, nâng tổng mức đầu tư lên 4 tỷ USD.
Theo dự kiến, tháng 9/2025 sẽ trình Chính phủ phê duyệt nhà đầu tư và đến năm 2030 sẽ đưa vào vận hành kho chứa LNG và nhà máy điện khí. Khi hoàn thành, Cà Ná không chỉ là trung tâm điện khí mà còn hình thành trung tâm logistics của cả khu vực.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam cho biết việc sáp nhập giữa tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa đang được chuẩn bị, mở ra không gian phát triển mới phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng.
Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận khẳng định, tỉnh có nhiều tiềm năng đã được khai thác để trở thành trung tâm năng lượng tái tạo quốc gia, với hơn 3.700MW hòa lưới điện quốc gia.
Giai đoạn 2025-2030, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục được Chính phủ bổ sung hơn 3.000MW điện gió và điện mặt trời. Đồng thời, dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 cũng đã được khởi động lại, dự kiến hoàn thành vào năm 2031.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đánh giá cao quyết tâm của Tập đoàn SK đầu tư vào cụm công nghiệp LNG Cà Ná với việc khảo sát chi tiết và đề xuất phương án đầu tư rất quy củ, khoa học, phát huy hết lợi thế của cả khu vực. Đồng thời, hoan nghênh tập đoàn này đầu tư vào dự án LNG Cà Ná.
Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cho biết sẽ chủ động phối hợp cùng Tập đoàn SK hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ của dự án. Đồng thời sẽ làm việc với Chính phủ về đề xuất của Tập đoàn SK đưa vị trí kho chứa LNG vào đất liền để tiết kiệm chi phí san lấp mặt bằng, tối ưu hóa quy mô dự án.
-
Khánh Hòa và Ninh Thuận triển khai chủ trương sáp nhập tỉnh
Tỉnh Khánh Hòa mới, sau khi sáp nhập với Ninh Thuận, có trung tâm hành chính tại TP. Nha Trang, dân số hơn 2,2 triệu người. Chính quyền đang chuẩn bị trụ sở, nhà công vụ, phương tiện di chuyển để đảm bảo cán bộ, công chức yên tâm công tác trong giai đoạn chuyển tiếp.
-
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, tổng công suất khoảng 4.600MW. Trong đó, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 có công suất 2.400MW, đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam; còn nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 có công suất 2.200MW, đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.
-
Quảng Ninh gỡ vướng cho dự án điện khí 2,2 tỷ USD, “chốt” thời gian vận hành thương mại
Khi đi vào hoạt động, nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh sẽ cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 9 tỷ kWh điện/năm và đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 67.000 tỷ đồng.
-
Một thị xã của Nghệ An sẽ có dự án điện khí hơn 2 tỷ USD, nhiều “ông lớn” muốn đầu tư
Tỉnh Nghệ An sẽ dùng 210ha đất tại xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai để thực hiện dự án nhà máy điện khí LNG Quỳnh Lập, tổng mức đầu tư của dự án 2,1 tỷ USD.
-
Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 có quy mô công suất 1.500 MW, tổng mức đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD. Đây là nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại Việt Nam.






-
Sắp có nhà máy điện linh hoạt thay thế nhà máy nhiệt điện 51 năm tuổi tại Ninh Bình
Dự án nhà máy điện linh hoạt Ninh Bình có công suất là 300MW, được xây dựng trên tổng diện tích 73ha tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
-
Lộ diện địa điểm Tập đoàn Hàn Quốc “chấm” để đề xuất đầu tư 3 dự án điện LNG tại Việt Nam
Tập đoàn SK (Hàn Quốc) mong muốn được hợp tác phát triển các nhà máy điện LNG tại Việt Nam, đặc biệt tại các địa phương như Nghệ An và Thanh Hóa.
-
Bản Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII vừa được Chính phủ phê duyệt có gì đáng chú ý?
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được duyệt đặt mục tiêu sản lượng điện tăng gấp đôi vào năm 2030, tỷ lệ điện tái tạo chiếm 28 - 36%.