Theo ông Stephen Roach, chủ tịch Morgan Stanley châu Á, sau khi các chính sách kích cầu và hoạt động khôi phục lại hàng tồn kho kéo nhóm nền kinh tế lớn của thế giới khỏi suy thoái và đạt tốc độ tăng trưởng 5% trong quý 1/2010, tăng trưởng thời gian tới sẽ chậm lại dù tránh được khả năng suy thoái lần 2.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong từ 3 đến 5 năm tới ước đạt trung bình 3,25% đến 3,5%, thấp hơn nhiều so với mức 4,7% trước khủng hoảng.
Nguyên nhân chính khiến kinh tế tăng trưởng không đương đầu với lạm phát trong dài hạn là sự thu hẹp chi tiêu của người tiêu dùng, chính sách thắt chặt tài khóa tại châu Âu, tín dụng ngân hàng và thị trường việc làm yếu. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể đi xuống bởi nước đông dân nhất thế giới này định hướng phát triển nền kinh tế ra khỏi trọng tâm sản xuất và xuất khẩu.
Ông Mohamed El-Erian, giám đốc điều hành quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới PIMCO. nhận xét trật tự mới sẽ đồng nghĩa với nhà đầu tư phải chấp nhận lợi suất thấp hơn và biến động mạnh hơn trong danh mục đầu tư.
Ông Jim O’Neill, chuyên gia kinh tế tại Goldman Sachs, tuy nhiên không đưa ra quan điểm bi quan như vậy. Dù thừa nhận chu trình kinh tế rõ ràng đang chững lại, ông ước tính tăng trưởng kinh tế toàn cầu những năm tới có thể đạt 4%/năm và cao hơn nữa, nhóm nền kinh tế các nước mới nổi đi lên mạnh.
Ông nói: “Một nửa dân số thế giới sẽ không thức dậy và nói từ khủng hoảng tín dụng trước khi ăn bữa sáng nữa.”
Số liệu công bố tuần trước cho thấy kinh tế Anh quý 2/2010 tăng trưởng mạnh nhất trong 4 năm và gấp đôi so với dự báo của các chuyên gia. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Đức bất ngờ tăng lên mức cao nhất trong 3 năm.
Cafeland.vn
Theo Bloomberg