15/04/2020 9:19 AM
CafeLand – Không ít công ty, sàn môi giới bất động sản quy mô nhỏ đang rơi vào cảnh “chết lâm sàng” do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Nhiều nhân viên môi giới phải tìm cách chuyển nghề, một số về quê “ở ẩn” chờ đại dịch qua đi.

Dịch Covid - 19 khiến nhiều môi giới bất động sản lao đao

Người bám trụ, kẻ về quê

Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, công việc của nhiều nhân viên môi giới bất động sản bị đảo lộn. Đặc biệt, sau chỉ thị cách ly toàn xã hội từ ngày 1/4, hoạt động môi giới lại càng khó khăn hơn bởi tính chất công việc đòi hỏi họ phải giao tiếp, gặp gỡ khách hàng.

Nhiều sàn môi giới bất động sản rơi vào cảnh “ngồi không” vì lượng dự án bất động sản chào bán sụt giảm, thậm chí không có giao dịch.

Duy, một nhân viên môi giới bất động sản tại quận 9, TP.HCM, cho biết công ty của anh có khoảng 20 người. Trước đây, bên cạnh làm đại lý cho các dự án căn hộ tại TP.HCM, công ty còn đứng ra nhận phân phối các dự án đất nền tại nhiều khu vực Đồng Nai, Bình Dương.

Do có nguồn hàng phong phú và sức mua của thị trường khá tốt nên nhiều nhân viên trong công ty rất phấn khởi. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, công ty lâm vào cảnh khó khăn.

Suốt mấy tháng không có sản phẩm để bán, không có doanh thu buộc lãnh đạo phải để cho nhân viên tạm nghỉ một thời gian.

“Một số người chọn cách về quê để giảm tải chi phí khi không có việc làm ở thành phố, vừa được về thăm gia đình. Số khác thì vẫn bám trụ nhưng phải kiêm thêm một số công việc tay trái như chạy Grab, hay bán hàng online để có thu nhập”, Duy cho biết.

Duy cho biết thêm, hiện nay chỉ có một số chủ đầu tư, sàn môi giới lớn có tiềm lực tài chính tốt mới có thể hoạt động bình thường và trả lương cũng như chế độ đầy đủ cho nhân viên. Còn lại đa phần các công ty, sàn môi giới đều rơi vào tình cảnh khó khăn, buộc phải cắt giảm nhân sự, hoặc tạm ngưng hoạt động để duy trì trong cơn đại dịch.

Duy cũng cho hay, việc cắt giảm lương không phải là nguyên nhân chính khiến môi giới nghỉ việc. Bởi trước nay, mức lương căn bản của môi giới là rất thấp, thậm chí nhiều nơi không có lương cơ bản. Thu nhập chủ yếu của nhân viên môi giới là tiền hoa hồng bán sản phẩm.

Hiện nay, sản phẩm khan hiếm, khách mua không dễ xuống tiền, không có giao dịch nên nhiều nơi, dù không công ty không có chính sách cắt giảm nhân sự, môi giới vẫn xin nghỉ vì thu nhập không đủ sống. Thậm chí, nhiều công ty hiện vẫn còn nợ tiền hoa hồng của nhân viên từ các đợt trước chưa được trả.

Dung, một môi giới bất động sản tại quận 2, TP.HCM chia sẻ, trong khi phần lớn sàn môi giới buộc phải giảm nhân sự thì một số doanh nghiệp, sàn môi giới vẫn tuyển quân trong mùa dịch. Đây là những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính, nguồn sản phẩm nhiều và phong phú.

Tuy nhiên, để vào được những doanh nghiệp này, môi giới phải cạnh tranh rất khốc liệt. Những nơi này cũng thường đưa ra các tiêu chí làm việc khắt khe, doanh số rất cao nên không phải ai cũng có thể trụ được lâu dài.

“Hiện nay rất nhiều môi giới nhảy việc. Do đó, những doanh nghiệp này sẽ có cơ hội sàng lọc được lực lượng nhân sự chất lượng. Môi giới nếu trải qua được quá trình này thì cũng trở nên bản lĩnh hơn”, Dung nói.

Làm gì để bám trụ qua đại dịch?

Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội quý 1/2020 của Tổng Cục thống kê mới đây cho thấy, cả nước có khoảng 35.000 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, hoặc giải thể.

Cụ thể, trong quý 1 có 18.600 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, 12.200 doanh nghiệp chờ giải thể và 4.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Đáng chú ý, nhiều lĩnh vực trước đây luôn đứng trong top đầu về số lượng doanh nghiệp đăng ký mới mỗi tháng thì nay đang có xu hướng giảm mạnh, trong đó có lĩnh vực bất động sản.

Đến nay, những tác động của đại dịch Covid-19 đến lĩnh vực môi giới bất động sản đang ngày một rõ ràng hơn. Đặc biệt với những doanh nghiệp, sàn môi giới có quy mô nhỏ, nguồn tài chính eo hẹp.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho biết trong tổng số khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, hiện có tới 1/3 số sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa vì chủ đầu tư không mở bán sản phẩm.

Cùng với đó, khoảng 500 sàn giao dịch phải tạm dừng hoạt động một phần. Đây là những sàn đã ký kết với chủ đầu tư trước đó nên nguồn hàng vẫn còn, và do ảnh hưởng của dịch bệnh nên chưa thể mở bán sản phẩm.

“Nhiều sàn giao dịch bất động sản đóng cửa, không có dự án được chào bán. Đây là thời điểm thị trường thê thảm nhất trong hàng chục năm gần đây”, ông Đính nói.

Theo chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cũng như môi giới cần phải chuẩn bị cho những kịch bản khác nhau tuỳ diễn biến của dịch bệnh.

Nếu dịch được khống chế trong tháng 4 hoặc tháng 5 tới thì tình hình vẫn ổn với các doanh nghiệp. Nhưng nếu dịch kéo dài đến tháng 9, tháng 10 hay thậm chí là qua đầu năm 2021 thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Lúc đó, không ít doanh nghiệp sẽ phá sản hoặc chết lâm sàng.

Do đó, trong hoàn cảnh này, doanh nghiệp cần tìm mọi cách để có thể “tồn tại” qua đại dịch như tinh giản bộ máy, cắt giảm nhân sự và loại bỏ những chi phí không cần thiết.

Môi giới bất động sản cũng cần chuẩn bị sẵn tâm lý cho kịch bản xấu nhất. Đó là dịch bệnh còn kéo dài. Như vậy, trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát sớm hơn dự kiến, họ sẽ có được sự “bật dậy” với thị trường tốt hơn.

Ông Quang cũng cho rằng, những môi giới “đồng cam cộng khổ” với doanh nghiệp vượt qua được đại dịch thì cả doanh nghiệp lẫn người môi giới đều có thể khẳng định được chỗ đứng, bản lĩnh và uy tín trên thị trường.

  • Môi giới bất động sản: Nghề dễ vỡ mộng

    Môi giới bất động sản: Nghề dễ vỡ mộng

    CafeLand - Nhiều người trong cuộc cho biết có đến 80% nhân sự môi giới bất động sản sẽ chọn một công ty khác chỉ sau một năm làm việc. Nghề môi giới nhìn có vẻ dễ dàng, nhưng đó là một trong những công việc khó khăn nhất. Chẳng vậy mà không ít người đvỡ mộng và sớm “bỏ cuộc chơi”.

Trần Phong
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.