Sở giao dịch chứng khoán, CTCK, các đối tượng tham gia TTCK nếu có sai phạm đều bị xử phạt nặng hơn trong Nghị định mới.

Kể từ ngày 20/9, những vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK sẽ bị xử phạt ở mức cao hơn theo Nghị định số 85/2010/NĐ-CP, thay thế Nghị định 36/2007/NĐ-CP.

ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) xung quanh việc thực hiện nghị định mới này.

Một trong những điểm mới căn bản của Nghị định số 85/2010/NĐ-CP là nâng mức phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, tối đa là 500 triệu đồng. Xin ông cho biết cụ thể về quy định này?

Nghị định 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK có hiệu lực thi hành từ năm 2007, được xây dựng theo khung trần xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (tối đa đối với lĩnh vực chứng khoán là 70 triệu đồng), nên nhìn chung, các mức xử phạt đều thấp. Do đó, thời gian qua, việc xử lý các vi phạm gặp nhiều khó khăn do khung và mức phạt thấp, thiếu tính răn đe.

Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2008 đã quy định mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán là 500 triệu đồng, nên Nghị định số 85/2010/NĐ-CP đã chỉnh sửa cho phù hợp với Pháp lệnh, khắc phục khó khăn vướng mắc trong thời gian qua, đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa vi phạm.

Cụ thể, theo quy định mới, một số hành vi vi phạm điển hình trong lĩnh vực chứng khoán đã được nâng mức phạt tiền đó là: cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi thao túng thị trường sẽ bị phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng; thực hiện hành vi giao dịch nội bộ sẽ bị phạt tiền từ 150 - 200 triệu đồng (quy định cũ phạt cá nhân 30 - 50 triệu đồng, tổ chức 50 - 70 triệu đồng).

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức còn có thể bị áp dụng biện phạt xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ khoản thu trái pháp luật từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Cá nhân, tổ chức dù trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các hoạt động gian lận, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót các thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và các dịch vụ chứng khoán; tham gia vào việc công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán hoặc không công bố kịp thời, đầy đủ thông tin về các sự kiện xảy ra có ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường sẽ bị phạt tiền đến 500 triệu đồng (quy định cũ phạt cá nhân 30 - 50 triệu đồng, tổ chức 50 - 70 triệu đồng).

Tổ chức niêm yết, tổ chức tư vấn niêm yết; các tổ chức, cá nhân lập, xác nhận hồ sơ giả mạo để niêm yết chứng khoán sẽ bị phạt tiền 500 triệu đồng (quy định cũ phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng).

Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định; hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp, trừ trường hợp được pháp luật quy định; hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng.

Phạt tiền từ một đến năm lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân, tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định tại khoản 3 Điều 121 Luật Chứng khoán.

Tổ chức, cá nhân tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái với quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền 500 triệu đồng (trong trường hợp không có khoản thu trái pháp luật); phạt tiền từ một đến năm lần khoản thu trái pháp luật (trong trường hợp có khoản thu trái pháp luật).

Nghị định 85/2010/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của pháp luật là 500 triệu đồng. Nếu có khoản thu trái pháp luật thì phạt từ 1 đến 5 lần khoản thu này. Xin ông cho biết thế nào là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái pháp luật?

Tại Khoản 18, Điều 6, Luật Chứng khoán quy định: “Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.

Tại Điều 33, Luật Chứng khoán cũng quy định rõ: “Ngoài Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán”.

Hành vi tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định nêu trên sẽ bị phạt tiền đến 500 triệu đồng; trường hợp có khoản thu trái pháp luật thì phạt từ 1 đến 5 lần khoản thu này.

Theo Nghị định 85/2010/NĐ-CP, có phải lần đầu tiên các Sở giao dịch chứng khoán sẽ bị phạt nếu vi phạm?

Việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm của Sở giao dịch chứng khoán không phải là nội dung mới tại Nghị định số 85/2010/NĐ-CP, mà đã được quy định tại các điều từ Điều 15 đến Điều 17 của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP, bao gồm các hành vi vi phạm về quản lý niêm yết, quản lý thành viên, các hành vi vi phạm về giao dịch, giám sát và công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán.

Nghị định số 85/2010/NĐ-CP chỉ nâng mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm để tăng cường tính răn đe, nâng cao trách nhiệm của Sở giao dịch chứng khoán trong công tác giám sát đối với hoạt động của các thành viên.

Việc nâng mức phạt đối với hành vi vi phạm của Sở cũng tương ứng với việc nâng mức phạt đối với hành vi vi phạm của các đối tượng khác được quy định tại Nghị định.

CTCK nếu không tổ chức tìm hiểu thu thập đầy đủ thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng; các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của công ty cho khách hàng không đảm bảo phù hợp với tiêu thức đánh giá, phân loại khách hàng về khả năng chấp nhận rủi ro; không cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng... sẽ bị phạt khá nặng. Nhưng nhiều CTCK cho rằng, thật khó để công ty thực hiện đầy đủ yêu cầu trên. Quan điểm của ông như thế nào về ý kiến này?

Việc thực hiện các hoạt động nêu trên là nghĩa vụ của các CTCK khi tiến hành nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán theo quy định tại Điều 37 Quy chế tổ chức thành lập và hoạt động CTCK ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC.

Tuy nhiên, mức phạt đối với các hành vi vi phạm này tại Nghị định số 36/2007/NĐ-CP chỉ từ 10 - 20 triệu đồng, như vậy là quá thấp, không đủ tính răn đe, phòng ngừa vi phạm.

Để nâng cao trách nhiệm của các CTCK khi thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, tại Nghị định số 85/2010/NĐ-CP, mức phạt đối với các hành vi vi phạm nêu trên đã được nâng lên từ 30 - 50 triệu đồng.

9 điểm mới căn bản của Nghị định 85/2010/NĐ-CP

1. Nghị định số 85/2010/NĐ-CP bổ sung một số đối tượng thuộc sự điều chỉnh của Nghị định mà trước kia chưa được quy định tại Nghị định số 36/2007/NĐ-CP là tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên vi phạm phạm pháp luật trong hoạt động kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán; đồng thời tăng cường chế tài xử phạt đối với các nhà đầu tư vi phạm các quy định về giao dịch chứng khoán.

2. Nghị định 85/2010/NĐ-CP bổ sung hành vi vi phạm trong các lĩnh vực hoạt động của TTCK mà Nghị định số 36/2007/NĐ-CP chưa có chế tài xử lý, với mức phạt tương ứng với tính chất và mức độ vi phạm của từng hành vi vi phạm. Cụ thể, trong hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, bổ sung các hành vi vi phạm: thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, phát hành thêm chứng khoán khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định (điểm b khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 8); chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp trừ trường hợp được pháp luật quy định (điểm b khoản 4 Điều 8); thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký với UBCK theo quy định (điểm c khoản 4 Điều 8).

3. Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán, bổ sung hàng loạt hành vi vi phạm như: hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép (điểm c khoản 4 Điều 17); lập, xác nhận hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin sai sự thật (điểm đ khoản 4 Điều 17); nhận lệnh của khách hàng không đúng quy định (điểm a khoản 1 Điều 18); thực hiện giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp không đúng quy định (điểm e khoản 4 Điều 18); sử dụng vốn, tài sản của công ty để cho vay trái quy định của pháp luật (điểm b khoản 5 Điều 18)… Đồng thời, bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán (Điều 36).

4. Để xử lý triệt để các hành vi vi phạm trên thị trường, Nghị định bổ sung một số biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với một số hành vi vi phạm, cụ thể: buộc phải chuyển nhượng cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ; buộc huỷ bỏ, cải chính thông tin; đình chỉ có thời hạn hoặc huỷ bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán của tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên.

5. Về thẩm quyền xử phạt, Nghị định quy định thẩm quyền của Chủ tịch UBCK được phạt tiền đến mức tối đa là 500 triệu đồng để phù hợp với khoản 14 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

6. Về ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính, trước đây quy định việc uỷ quyền chỉ được áp dụng khi những người có thẩm quyền xử phạt vắng mặt, thì nay chỉ quy định những người có thẩm quyền xử phạt được ủy quyền cho cấp phó xử phạt vi phạm hành chính. Việc uỷ quyền xử phạt phải được thực hiện bằng văn bản và phải xác định rõ phạm vi, nội dung và thời hạn uỷ quyền để phù hợp với quy định tại Điều 16 Nghị định 128/2008/NĐ-CP (Điều 39).

7. Quy định rõ thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả: thủ tục đình chỉ hoạt động có thời hạn, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán (Điều 44); thủ tục tịch thu khoản thu có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 45); thủ tục buộc huỷ bỏ niêm yết (Điều 47).

8. Quy định thủ tục ra quyết định buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 47).

9. Chỉnh sửa quy định về thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán để thống nhất với Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008. Theo đó, chỉ có Chủ tịch UBCK mới có quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 48).

(Nguồn: UBCK)

9 điểm mới căn bản của Nghị định 85/2010/NĐ-CP

1. Nghị định số 85/2010/NĐ-CP bổ sung một số đối tượng thuộc sự điều chỉnh của Nghị định mà trước kia chưa được quy định tại Nghị định số 36/2007/NĐ-CP là tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên vi phạm phạm pháp luật trong hoạt động kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán; đồng thời tăng cường chế tài xử phạt đối với các nhà đầu tư vi phạm các quy định về giao dịch chứng khoán.

2. Nghị định 85/2010/NĐ-CP bổ sung hành vi vi phạm trong các lĩnh vực hoạt động của TTCK mà Nghị định số 36/2007/NĐ-CP chưa có chế tài xử lý, với mức phạt tương ứng với tính chất và mức độ vi phạm của từng hành vi vi phạm. Cụ thể, trong hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, bổ sung các hành vi vi phạm: thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, phát hành thêm chứng khoán khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định (điểm b khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 8); chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp trừ trường hợp được pháp luật quy định (điểm b khoản 4 Điều 8); thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký với UBCK theo quy định (điểm c khoản 4 Điều 8).

3. Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán, bổ sung hàng loạt hành vi vi phạm như: hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép (điểm c khoản 4 Điều 17); lập, xác nhận hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin sai sự thật (điểm đ khoản 4 Điều 17); nhận lệnh của khách hàng không đúng quy định (điểm a khoản 1 Điều 18); thực hiện giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp không đúng quy định (điểm e khoản 4 Điều 18); sử dụng vốn, tài sản của công ty để cho vay trái quy định của pháp luật (điểm b khoản 5 Điều 18)… Đồng thời, bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán (Điều 36).

4. Để xử lý triệt để các hành vi vi phạm trên thị trường, Nghị định bổ sung một số biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với một số hành vi vi phạm, cụ thể: buộc phải chuyển nhượng cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ; buộc huỷ bỏ, cải chính thông tin; đình chỉ có thời hạn hoặc huỷ bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán của tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên.

5. Về thẩm quyền xử phạt, Nghị định quy định thẩm quyền của Chủ tịch UBCK được phạt tiền đến mức tối đa là 500 triệu đồng để phù hợp với khoản 14 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

6. Về ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính, trước đây quy định việc uỷ quyền chỉ được áp dụng khi những người có thẩm quyền xử phạt vắng mặt, thì nay chỉ quy định những người có thẩm quyền xử phạt được ủy quyền cho cấp phó xử phạt vi phạm hành chính. Việc uỷ quyền xử phạt phải được thực hiện bằng văn bản và phải xác định rõ phạm vi, nội dung và thời hạn uỷ quyền để phù hợp với quy định tại Điều 16 Nghị định 128/2008/NĐ-CP (Điều 39).

7. Quy định rõ thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả: thủ tục đình chỉ hoạt động có thời hạn, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán (Điều 44); thủ tục tịch thu khoản thu có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 45); thủ tục buộc huỷ bỏ niêm yết (Điều 47).

8. Quy định thủ tục ra quyết định buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 47).

9. Chỉnh sửa quy định về thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán để thống nhất với Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008. Theo đó, chỉ có Chủ tịch UBCK mới có quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 48).

(Nguồn: UBCK)

9 điểm mới căn bản của Nghị định 85/2010/NĐ-CP

1. Nghị định số 85/2010/NĐ-CP bổ sung một số đối tượng thuộc sự điều chỉnh của Nghị định mà trước kia chưa được quy định tại Nghị định số 36/2007/NĐ-CP là tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên vi phạm phạm pháp luật trong hoạt động kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán; đồng thời tăng cường chế tài xử phạt đối với các nhà đầu tư vi phạm các quy định về giao dịch chứng khoán.

2. Nghị định 85/2010/NĐ-CP bổ sung hành vi vi phạm trong các lĩnh vực hoạt động của TTCK mà Nghị định số 36/2007/NĐ-CP chưa có chế tài xử lý, với mức phạt tương ứng với tính chất và mức độ vi phạm của từng hành vi vi phạm. Cụ thể, trong hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, bổ sung các hành vi vi phạm: thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, phát hành thêm chứng khoán khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định (điểm b khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 8); chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp trừ trường hợp được pháp luật quy định (điểm b khoản 4 Điều 8); thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký với UBCK theo quy định (điểm c khoản 4 Điều 8).

3. Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán, bổ sung hàng loạt hành vi vi phạm như: hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép (điểm c khoản 4 Điều 17); lập, xác nhận hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin sai sự thật (điểm đ khoản 4 Điều 17); nhận lệnh của khách hàng không đúng quy định (điểm a khoản 1 Điều 18); thực hiện giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp không đúng quy định (điểm e khoản 4 Điều 18); sử dụng vốn, tài sản của công ty để cho vay trái quy định của pháp luật (điểm b khoản 5 Điều 18)… Đồng thời, bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán (Điều 36).

4. Để xử lý triệt để các hành vi vi phạm trên thị trường, Nghị định bổ sung một số biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với một số hành vi vi phạm, cụ thể: buộc phải chuyển nhượng cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ; buộc huỷ bỏ, cải chính thông tin; đình chỉ có thời hạn hoặc huỷ bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán của tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên.

5. Về thẩm quyền xử phạt, Nghị định quy định thẩm quyền của Chủ tịch UBCK được phạt tiền đến mức tối đa là 500 triệu đồng để phù hợp với khoản 14 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

6. Về ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính, trước đây quy định việc uỷ quyền chỉ được áp dụng khi những người có thẩm quyền xử phạt vắng mặt, thì nay chỉ quy định những người có thẩm quyền xử phạt được ủy quyền cho cấp phó xử phạt vi phạm hành chính. Việc uỷ quyền xử phạt phải được thực hiện bằng văn bản và phải xác định rõ phạm vi, nội dung và thời hạn uỷ quyền để phù hợp với quy định tại Điều 16 Nghị định 128/2008/NĐ-CP (Điều 39).

7. Quy định rõ thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả: thủ tục đình chỉ hoạt động có thời hạn, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán (Điều 44); thủ tục tịch thu khoản thu có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 45); thủ tục buộc huỷ bỏ niêm yết (Điều 47).

8. Quy định thủ tục ra quyết định buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 47).

9. Chỉnh sửa quy định về thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán để thống nhất với Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008. Theo đó, chỉ có Chủ tịch UBCK mới có quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 48).

(Nguồn: UBCK)




Cafeland.vn - Theo Thanh Đoàn ĐTCK
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland