Mới đây, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất thí điểm đón khách quốc tế có hộ chiếu vaccine đến đảo Phú Quốc từ tháng 10/2021, kéo dài 6 tháng.
Cụ thể, giai đoạn đầu (ba tháng), Phú Quốc đón 2.000-3.000 khách mỗi tháng, thông qua chuyến bay thuê bao; phục vụ khách trong phạm vi, địa điểm hạn chế. Đến giai đoạn hai (ba tháng), quy mô sẽ mở rộng từ 5.000 đến 10.000 khách mỗi tháng; có thể đón khách qua chuyến bay thương mại; mở rộng phạm vi, địa điểm phục vụ khách.
Theo chương trình thử nghiệm này, khách du lịch có thể đến Phú Quốc thông qua các chuyến bay thuê bao và sẽ lưu trú tại các khu nghỉ dưỡng tách biệt với các hạn chế về mặt di chuyển. Để thực hiện chương trình này, chính quyền địa phương đề xuất ưu tiên tiêm phòng cho 100.000 cư dân của Phú Quốc.
Với đề xuất thí điểm mở cửa cho du khách quốc tế đến đảo Phú Quốc, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels APAC đánh giá đây là đề xuất cần thiết nhằm hỗ trợ quá trình khôi phục của ngành du lịch Việt Nam.
Điều này cũng cho thấy nỗ lực của Chính phủ trong việc tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng tái khởi động sau hơn một năm ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất thí điểm đón khách quốc tế có hộ chiếu vaccine đến đảo Phú Quốc từ tháng 10/2021
Tuy nhiên, theo ông Mauro, việc thí điểm mở cửa cho du khách quốc tế đến Phú Quốc liệu có mang đến hy vọng cho quá trình hồi phục của ngành bất động sản du lịch nghỉ dưỡng hay không sẽ cần thêm thời gian mới có thể đưa ra được câu trả lời.
Hiện nay, ngành du lịch và các cơ quan quản lý cần tiến hành đánh giá thêm thêm một số yếu tố và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi triển khai việc thí điểm mở cửa đón khách quốc tế.
Xem thêm: Tin tức bđs phú quốc
Cụ thể, liệu đề xuất này sẽ chỉ hướng đến đối tượng du lịch nghỉ dưỡng hay có thể hỗ trợ các nhóm khách khác như người Việt Nam và chuyên gia nước ngoài tái nhập cảnh trở lại Việt Nam thông qua điểm “quá cảnh” là Phú Quốc. Vì trên thực tế, những nhóm khách này có nhu cầu đi nước ngoài nhưng lại e ngại yêu cầu về mặt cách ly khi quay trở lại Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần phải đánh giá liệu việc triển khai chính sách này ảnh hưởng thế nào đến hoạt động du lịch nội địa khi mà khách Việt Nam, đặc biệt là những du khách chưa được tiêm chủng vaccine có thể e dè khi lựa chọn Phú Quốc là điểm đến.
Ông Mauro cũng cho rằng yếu tố then chốt mang đến hy vọng cho chặng đường hồi phục của ngành nghỉ dưỡng vẫn là việc triển khai tiêm chủng vaccine nhanh chóng và hiệu quả nhằm hỗ trợ quá trình khôi phục hoạt động du lịch một cách an toàn và ổn định hơn trong thời gian tới.
Theo nghiên cứu của Savills Hotels APAC, ngành khách sạn đã chứng kiến sự hồi phục khá tốt trong tháng 4/2021 khi công suất phòng trung bình trên cả nước đạt 31%, mức cao nhất kể từ khi bắt đầu bùng phát dịch Covid-19 ở Việt Nam vào tháng 3/2020.
Tuy nhiên, làn sóng Covid-19 lần thứ tư đã lập tức gây sụt giảm mạnh công suất phòng về mức 10% trong tháng 6 năm nay. Các khách sạn tại TP.HCM càng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn trong đợt dịch lần này, chỉ một số ít khách sạn có thể đạt công suất thuê ở mức hai con số trong tháng 6.
Với các chiến dịch đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine, nhiều quốc gia đã và đang nới lỏng các biện pháp hạn chế để hỗ trợ quá trình khôi phục của ngành du lịch. Mùa hè năm nay, các quốc gia châu Âu là một trong những nơi sớm nhất mở cửa lại biên giới cho khách du lịch sau hơn một năm chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Tại khu vực Đông Nam Á, Philippines đã bắt đầu rút ngắn thời gian cách ly xuống chỉ còn 7-10 ngày đối với những du khách đã được tiêm chủng và đến từ các quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh. Trong khi đó, Thái Lan đang tiên phong trong việc thử nghiệm mở cửa đón khách quốc tế bằng việc triển khai chương trình “Phuket Sandbox”.
“Đối với Việt Nam, trước mắt có thể cân nhắc việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát như rút ngắn thời gian cách ly với du khách đã được tiêm chủng, đồng thời cẩn trọng quan sát các quốc gia đi trước trong việc triển khai các chương trình này”, ông Mauro cho biết.
-
Điều chỉnh quy hoạch Phú Quốc: Hàng chục hecta đất rừng chuyển thành đất du lịch
Tổng diện tích điều chỉnh cục bộ quy hoạch khoảng 674,53ha, chiếm 1,14% trong tổng diện tích theo quy hoạch chung đã được phê duyệt với 8 địa điểm được điều chỉnh.
-
Phú Quốc chính thức là đô thị loại I
Thành phố Phú Quốc có diện tích tự nhiên 589,27km2, là hòn đảo lớn nhất Việt Nam vừa chính thức được công nhận là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
-
Phố đảo bừng sắc xuân với "Ice cũng có Tết 2025”
Tết Nguyên đán 2025, Meyhomes Capital Phú Quốc sẽ mang đến cho người dân đảo ngọc và du khách một sự kiện chào xuân năm mới đặc sắc, khác biệt nhưng vẫn đậm màu truyền thống với hàng loạt hoạt động giải trí hấp dẫn trải dài đến hết mùng 5 Tết Âm lịch...
-
Cảng tàu quốc tế hơn 1.600 tỷ đồng ở thành phố đảo duy nhất của Việt Nam sắp vận hành
Dự án Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc có tổng vốn đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng sắp được đưa vào khai thác sau 10 năm từ ngày khởi công.