09/06/2011 9:57 AM
Hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bất động sản tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng mạnh trong năm 2010, cả về số lượng lẫn giá trị.
M&A bất động sản: hứa hẹn nhiều sôi động

Cụ thể, theo thống kê của Công ty Bất động sản Savills, con số này lần lượt là 93 thương vụ năm 2009 (12 tỷ USD) lên đến 98 thương vụ trong năm 2010 (22,7 tỷ USD). Sự lớn mạnh của các nhà đầu tư Trung Quốc đã đẩy các nhà đầu tư phương Tây ra khỏi thị trường Hồng Kông, đây chính là cơ hội cho Việt Nam.

Theo ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Công ty Savills Việt Nam, năm 2010, các thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh, đặc biệt là ở mảng căn hộ. Phân tích từ quan điểm của bên bán, ông Neil MacGregor cho rằng, dù có quỹ đất lớn nhưng tiềm lực về vốn của các nhà phát triển hạ tầng, bất động sản trong nước còn hạn chế. Hơn nữa, nhiều chủ đầu tư đang đứng trước tình trạng giấy phép dự án có thể bị rút do chậm triển khai. Do đó, họ có thể giải quyết theo hai phương cách: bán dự án hoàn toàn hoặc tìm kiếm đối tác để cùng phát triển dự án. Đó là chưa kể đến trường hợp nhiều nhà đầu tư đang tái cơ cấu các khoản đầu tư và tập trung vào một vài dự án để “đánh bóng” thương hiệu. Đây chính là cơ hội tiếp cận các tài sản này.

Trong khi đó, trong vai trò bên mua, nhà đầu tư vẫn mong muốn mua lại tài sản của một công ty trong nước sẽ tốt hơn trong việc mở rộng thị trường, cũng như tạo ra lợi thế về mặt đối tác (đối tác trong nước sẽ dễ hơn trong việc xúc tiến các thủ tục). “Dẫu sao có một đối tác mạnh trong nước vẫn tốt hơn”, ông Neil MacGregor nói. Ngoài ra, bên mua cũng cân nhắc kỹ về giá cả của dự án mục tiêu ở từng giai đoạn. Hơn nữa, tính minh bạch của thị trường, thông tin quy hoạch, thủ tục đất đai và cả yếu tố chính trị bên trong nội bộ của doanh nghiệp mục tiêu cũng khiến bên mua phải điều tra cẩn trọng hơn trước khi bắt đầu một thương vụ.

Liên quan đến vấn đề trên, bà Đỗ Thị Loan, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận xét, rào cản khiến bên mua – bên bán khó gặp nhau là việc thống nhất giá đất. Đồng tình với nhận định này, ông Neil MacGregor nói: “Nếu việc định giá thực tế hơn thì mọi thứ sẽ được tháo gỡ với nhà đầu tư nước ngoài”. Ông Neil MacGregor cũng khuyến cáo, từ đây cho đến 12 tháng tới chính là cơ hội cho những nhà đầu tư có sẵn lượng tiền mặt lớn, bởi sẽ mua được những căn hộ với giá cả hợp lý khi chủ đầu tư giải phóng lượng hàng tồn kho.

Tuy nhiên, đứng ở góc độ nhà đầu tư nước ngoài, ông Fraser Wilson, Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital cho rằng, cơ hội để tìm kiếm đối tác trong nước hợp tác là rất lớn nhưng nếu lãi suất không giảm và lạm phát không “hạ nhiệt” thì tình hình kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản sẽ còn khó đến nửa năm sau. Song, đây là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài, những người luôn có tầm nhìn dài hạn.
Theo Hải Âu (Đầu Tư)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: 0
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.