Mức thuế này có hiệu lực từ 8/5/2019 đến 23/5/2021. Các bên liên quan có thể tiếp cận bản báo cáo công khai về kết luận cuối cùng bằng cách gửi văn bản yêu cầu tới MITI.
Trước đó, ngày 8/11/2018, MITI đã thông báo khởi xướng rà soát hành chính đối với vụ việc. Sản phẩm bị điều tra rà soát là thép cuộn cán nguội hợp kim và không hợp kim có độ dày từ 0,2mm - 2,6mm và rộng từ 700mm – 1.300mm với các mã HS: 7209.15 000, 7209.16 000, 7209.17 000, 7209.18 290, 7209.18 900 và 7225.50 00. (Mã AHTN: 7209.15.00, 7209.16.00, 7209.17.00, 7209.18.99, 7225.50.10 và 7225.50.90).
Vụ việc xuất phát từ cáo buộc của nguyên đơn là CSC Steel Sdn. Bhd, khởi xướng điều tra từ 27/8/2015. Kết luận cuối cùng áp thuế chống bán phá giá từ ngày 24/5/2016 ở mức 3,06% - 23,78 % trong thời kỳ 5 năm (đến 23/5/2021).
Như vậy, từ đầu năm đến nay, đã có 2 vụ điều tra chống bán phá giá với các mặt hàng thép Việt nhập khẩu vào nước này. Trước đó, vào tháng 3/2019, Malaysia cũng đã chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sắt hoặc thép cuộn hợp kim và không hợp kim cán phẳng mạ hoặc tráng kẽm nhập khẩu từ Việt Nam ở mức 2,66% - 15,69%.
Malaysia được biết đến là một thị trường xuất khẩu các sản phẩm sắt thép lớn của Việt Nam trong những năm qua. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2018, lượng sắt thép xuất khẩu của nước ta sang thị trường này đạt 417,85 triệu USD, tăng 70,9% so với năm trước.
-
Malaysia áp thuế chống bán phá giá cao nhất 15,69% sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam
CafeLand – Malaysia chính thức áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm sắt hoặc thép cuộn hợp kim và không hợp kim cán phẳng mạ hoặc tráng kẽm từ Việt Nam ở mức 2,66% - 15,69%; từ Trung Quốc là 3,76% - 16,13%.