Các sản phẩm bị áp thuế có mã HS: 7209.15.00.00; 7209.16.90.00; 7209.17.90.00; 7209.18.99.00; 7225.50.90.00.
Malaysia cho rằng sản phẩm bị điều tra nhập khẩu từ các nước nói trên đang bán phá giá vào thị trường Malaysia và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước này. Biên độ bán phá giá sơ bộ đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc: 3,98% - 26,38%; Nhật Bản: 26,39%; Hàn Quốc: 0% - 3,84%; Việt Nam: 3,70% - 20,13%.
Căn cứ theo kết luận sơ bộ, Malaysia sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời trong thời gian 120 ngày (từ ngày 26/8/2019) với mức tương đương với biên độ bán phá giá sơ bộ.
MITI cũng thông báo, các bên liên quan trong vụ việc có quyền gửi bình luận bằng văn bản đối với vụ việc về MITI trước ngày 13/9/2019.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu có liên quan của Việt Nam tiếp tục tham gia hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra để đạt được kết quả khả quan trong vụ việc đồng thời thường xuyên liên lạc, trao đổi với Cục trong quá trình điều tra tiếp theo của vụ việc để phối hợp xử lý.
Được biết, Malaysia là một thị trường xuất khẩu thép lớn của Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu sang nước này 439 nghìn tấn sắt thép, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước.
-
Indonesia khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép Việt
CafeLand – Theo thông tin từ Hiệp hội thép Việt Nam, hôm qua (26/8), Ủy ban chống bán phá giá Indonesia (KADI) thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ nhôm - kẽm nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.