10/03/2020 2:38 PM
CafeLand - Việc vay thế chấp tại Ả Rập Xê-út đã trở nên dễ dàng hơn nhiều so với trước đây khi chính phủ của quốc gia vùng Trung Đông này muốn đẩy mạnh việc sở hữu nhà cửa thông qua việc tái cấp vốn.

Theo Bloomberg, công ty tái cấp vốn thế chấp thuộc sở hữu của nhà nước Ả Rập Xê-út có kế hoạch tăng tỷ lệ nắm giữ thế chấp trong năm nay nhằm đẩy mạnh việc sở hữu nhà ở.

Theo đó, Công ty Tái cấp vốn Bất động sản Ả Rập đã có kế hoạch mua lại một khoản thế chấp trị giá khoảng 6 tỉ USD từ các ngân hàng, tăng gấp 10 lần so với tỷ lệ nắm giữ hiện tại.

Điều đó sẽ mở ra cơ hội cho những người cho vay, giúp họ có khả năng nhận nhiều khoản vay thế chấp hơn. Các quy định hiện hành ở đất nước vùng Trung Đông này giới hạn số lượng ngân hàng có thể cho vay trong bất kỳ lĩnh vực nào, khiến nhiều người mua nhà khó tìm được người cho vay.

Động thái này là một phần của kế hoạch đại tu kinh tế của thái tử Mohammed bin Salman. Kế hoạch này bao gồm mục tiêu nâng quyền sở hữu nhà từ 62% lên 70% vào năm 2030. Chính phủ cũng đã nới lỏng các bộ quy tắc của ngân hàng trung ương để mở ra quyền truy cập vào các khoản vay thế chấp.

Chính phủ Ả Rập hiện cũng đang làm việc để tăng nguồn cung cũng như hợp tác với các nhà phát triển trong và ngoài nước. Al-Hogail cho biết hiện có 105.000 đơn vị hiện đang được xây dựng và 100.000 kế hoạch khác.

Vào tháng 1, chính phủ nước này đã ký hợp đồng trị giá 650 triệu USD với công ty xây dựng nhà ở Softbank Hoa Kỳ được hỗ trợ bởi Katerra để xây dựng 8.000 ngôi nhà ở quốc gia này.

Đất nước vùng Trung Đông này hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào Quỹ Tầm nhìn Softbank, qua đó đưa Softbank trở thành cổ đông chính tại Katerra.

Katerra đã đấu tranh để đạt được mục tiêu chuyển đổi ngành xây dựng nhà. Dù vậy, họ vẫn thất bại trong việc tạo ra hàng tá cơ hội việc làm tại Mỹ cuối năm 2019. Công ty đã có những thay đổi về bộ phận quản trị nhưng vẫn tiếp tục mua lại các nhà thầu xây dựng khác.

Anh Nguyễn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.