Luxury Living báo lãi tăng mạnh, kiểm toán lưu ý khoản cho vay quá hạn cho một công ty bất động sản
Năm 2024, Luxury Living ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 10 tỷ đồng, cao gấp 5 lần kết quả năm trước.
Một điểm đáng chú ý là khả năng sinh lời được cải thiện rõ rệt. Hệ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản tăng mạnh từ 0,03% lên 0,15%, trong khi hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu vọt từ 0,2% lên 0,98% – gần tiệm cận ngưỡng 1%. Đây là tín hiệu tích cực về hiệu quả sử dụng vốn trong năm vừa qua.
Tính đến cuối năm 2024, tổng nợ phải trả của Luxury Living là 5.653 tỷ đồng, chiếm 85% tổng tài sản, tăng thêm gần 500 tỷ đồng so với năm trước. Trong đó, nợ vay trái phiếu chiếm 4.800 tỷ đồng, là nguồn vốn chính phục vụ hoạt động đầu tư và phát triển dự án bất động sản.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ 5,09 lần (năm 2023) lên 5,53 lần, cho thấy mức độ đòn bẩy tài chính cao. Trong khi đó, hệ số tổng dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu là 4,70 lần – cao hơn nhiều so với mức an toàn thông thường (dưới 3 lần).
Tình hình thanh khoản của công ty cũng cho thấy xu hướng đáng lo ngại. Hệ số thanh toán ngắn hạn giảm mạnh từ 14,8 lần (năm 2023) xuống còn 6,5 lần vào cuối năm 2024. Điều này phần nào phản ánh lượng tài sản ngắn hạn đang thu hẹp, trong khi áp lực thanh toán nợ ngắn hạn tăng.
Ngoài ra, hệ số thanh toán nhanh cũng giảm từ 14,79 xuống 6,41 lần; hệ số thanh toán hiện hành từ 14,84 xuống 6,51 lần – đều cho thấy thanh khoản không còn dồi dào như năm trước.
Công ty kiểm toán AASC đã đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2024. Theo đó, tại thời điểm cuối kỳ, Luxury Living đang ghi nhận khoản cho vay ngắn hạn và lãi phải thu quá hạn với Công ty TNHH Bất động sản Phương Đông Hà Nội, tổng giá trị 89,47 tỷ đồng (tương đương 1,34% tổng tài sản).
Do thiếu bằng chứng kiểm toán phù hợp về khả năng thu hồi khoản nợ này, kiểm toán viên không thể xác định liệu có cần điều chỉnh đối với khoản mục tài sản, chi phí, hoặc ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hay không.
Luxury Living, tiền thân là Công ty TNHH Masterise Living, được thành lập vào năm 2020 và đặt trụ sở tại Tòa nhà Masteri An Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM. Khởi đầu là doanh nghiệp chuyên cung cấp nội thất cao cấp, công ty đã nhanh chóng mở rộng sang lĩnh vực bất động sản dân cư và nghỉ dưỡng.
-
Một công ty bất động sản tại Nghệ An huy động thành công 500 tỷ đồng qua kênh trái phiếu riêng lẻ
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bất động sản Thành Vinh (Thành Vinh Realty) vừa công bố đã hoàn tất đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị lên đến 500 tỷ đồng, theo thông báo gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và nhà đầu tư.
-
Cen Land công bố thông tin bất thường liên quan đến lô trái phiếu 450 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land) vừa công bố thông tin bất thường gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, liên quan đến việc thay thế tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu mã CRE202001.
-
Phía làn sóng trái phiếu ngân hàng: Cuộc đua tăng trưởng tín dụng bắt đầu?
Tháng 6/2025 ghi nhận sự bùng nổ của trái phiếu ngân hàng, chiếm tới hơn 80% tổng lượng phát hành trên thị trường. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy các “ông lớn” ngành ngân hàng đang chủ động chuẩn bị nguồn vốn trung – dài hạn, đón đầu chu kỳ tín dụng mới khi lãi suất vẫn đang ở mức thấp và nhu cầu vay vốn tăng lên rõ rệt.








-
Một công ty bất động sản tại Nghệ An huy động thành công 500 tỷ đồng qua kênh trái phiếu riêng lẻ
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bất động sản Thành Vinh (Thành Vinh Realty) vừa công bố đã hoàn tất đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị lên đến 500 tỷ đồng, theo thông báo gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và nhà đầu tư....
-
Cen Land công bố thông tin bất thường liên quan đến lô trái phiếu 450 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land) vừa công bố thông tin bất thường gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, liên quan đến việc thay thế tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu mã CRE202001....
-
Phía làn sóng trái phiếu ngân hàng: Cuộc đua tăng trưởng tín dụng bắt đầu?
Tháng 6/2025 ghi nhận sự bùng nổ của trái phiếu ngân hàng, chiếm tới hơn 80% tổng lượng phát hành trên thị trường. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy các “ông lớn” ngành ngân hàng đang chủ động chuẩn bị nguồn vốn trung – dài hạn, đón đầu chu kỳ tín dụng...