Sau các gói, chương trình được các ngân hàng thương mại đưa ra từ tháng 9, lãi suất cho vay vẫn lừng khừng khó giảm và khó mở rộng cho các đối tượng.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: “Lãi suất chưa thể giảm đại trà và khả năng tiếp cận tín dụng cũng không phải dễ”.
Tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,36%, thấp nhất trong 14 tháng
qua. Diễn biến này thắp thêm hy vọng lãi suất cho vay sắp tới sẽ tiếp
tục giảm, bởi thời gian qua nhiều lần Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh sẽ
điều chỉnh theo tín hiệu lạm phát.
Thế nhưng, sau các gói và chương trình đưa ra trong tháng 9 và đầu tháng 10 vừa qua, lãi suất cho vay vẫn lừng khừng. Khả năng giảm tiếp hoặc mở rộng đối tượng được giảm còn gặp trở ngại lớn khi vấn đề thanh khoản hệ thống trở nên nóng với sự leo thang của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Trong bản tin kinh tế vĩ mô số 5 dự kiến sẽ đến tay các đại biểu Quốc hội trong tuần này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra một nhận định đáng chú ý, rằng: “lãi suất chưa thể giảm đại trà và khả năng tiếp cận tín dụng cũng không phải dễ”.
Theo Ủy ban Kinh tế, lãi suất vừa qua có giảm nhưng chỉ ở các gói ưu đãi với giá trị nhất định và các doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện chặt chẽ từ ngân hàng.
Thứ hai, trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, các ngân hàng cũng khá thận trọng cho vay tín dụng, mức lãi suất 17% - 19%/năm vẫn là mức tương đối cao nên các điều kiện tiếp cận cũng khá khắt khe.
Thứ ba, một số ngân hàng nhỏ có thể gặp khó khăn huy động từ thị trường (do trần lãi suất 14%/năm) trong khi thị trường liên ngân hàng vẫn chưa thực sự ổn định nên mặc dù được hỗ trợ thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn còn dè dặt hạ lãi suất cho vay một cách đại trà.
Và một lý do nữa, theo cơ quan này, là các ngân hàng vẫn cần thời gian nhất định để tiêu hóa hết lượng vốn giá cao huy động được từ trước.
Một biện pháp trong nỗ lực hạ lãi suất là Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc giữ vững trần lãi suất huy động 14%/năm và chấn chỉnh việc huy động vốn. Mục đích của chính sách mang tính hành chính này là kéo lãi suất cho vay xuống, giảm chi phí vay vốn lên khu vực doanh nghiệp.
Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong một thị trường chưa hoàn chỉnh (market imperfections), các chính sách mang tính hành chính có thể hiệu quả trong ngắn hạn nếu được sự hỗ trợ của những chính sách và điều chỉnh phù hợp khác. Tuy nhiên trong dài hạn cần sử dụng các công cụ chính sách dựa trên thị trường trên cơ sở dần xóa bỏ những khiếm khuyết của thị trường.
Thực thi chính sách vừa qua, một mặt Ngân hàng Nhà nước muốn kiềm chế lạm phát, mặt khác lại muốn chính sách tiền tệ/lãi suất hỗ trợ cho doanh nghiệp. “Đây là một vấn đề nan giải. Bởi muốn giảm lạm phát thì phải đánh đổi tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn”, bản tin bình luận.
Trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2011 đã tăng khoảng 22,42% so với cùng kỳ năm trước (và tăng 16,63% so với tháng 12/2010) thì có mối quan ngại về lãi suất thực âm (nếu lạm phát kỳ vọng của thị trường và công chúng chịu sự chi phối bởi lạm phát quá khứ) với nhiều hệ lụy tiêu cực.
Theo phân tích đưa ra trong bản tin, hệ lụy thứ nhất là một dòng vốn sẽ chạy ra khỏi hệ thống ngân hàng để tìm đích đầu tư khác, trong đó có các tài sản rủi ro như vàng, chứng khoán, bất động sản … làm cho hệ thống ngân hàng sẽ càng khan hiếm vốn và do đó khó giảm được lãi suất cho vay (trái với mong muốn của NHNN là giảm lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay).
Thứ hai, một lượng tiền nằm ngoài lưu thông không đi vào hệ thống ngân hàng cũng sẽ trực tiếp gây sức ép lạm phát.
Thứ ba, hệ thống ngân hàng không trở thành kênh huy động nguồn tiết kiệm và vốn nhàn rỗi hiệu quả, làm giảm tỷ lệ tiết kiệm trong nền kinh tế và qua đó làm giãn thêm khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư và gây sức ép lên cán cân thương mại và thị trường ngoại hối.
Và một hệ lụy nữa là việc giám sát các ngân hàng thương mại sẽ trở nên khó khăn hơn nếu trần lãi suất huy động không phản ánh đúng cung cầu thực sự trên thị trường vốn.
Do vậy, vào cuối tháng 9 đã có nhiều quan ngại về việc liệu chính sách tiền tệ có nới lỏng quá sớm khi kinh tế vĩ mô và lạm phát còn chưa thực sự ổn định. Các tổ chức quốc tế và các chuyên gia kinh tế bắt đầu lo lắng về quyết tâm chống lạm phát và ổn định vĩ mô của Chính phủ.
“Vì thế việc “xốc lại” quyết tâm và truyền tải thông điệp về chính sách tiền tệ chặt chẽ là rất cần thiết bởi cuộc chiến chống lạm phát cần quá trình đủ dài và kiên nhẫn”, Ủy ban Kinh tế nhìn nhận.
Thế nhưng, sau các gói và chương trình đưa ra trong tháng 9 và đầu tháng 10 vừa qua, lãi suất cho vay vẫn lừng khừng. Khả năng giảm tiếp hoặc mở rộng đối tượng được giảm còn gặp trở ngại lớn khi vấn đề thanh khoản hệ thống trở nên nóng với sự leo thang của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Trong bản tin kinh tế vĩ mô số 5 dự kiến sẽ đến tay các đại biểu Quốc hội trong tuần này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra một nhận định đáng chú ý, rằng: “lãi suất chưa thể giảm đại trà và khả năng tiếp cận tín dụng cũng không phải dễ”.
Theo Ủy ban Kinh tế, lãi suất vừa qua có giảm nhưng chỉ ở các gói ưu đãi với giá trị nhất định và các doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện chặt chẽ từ ngân hàng.
Thứ hai, trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, các ngân hàng cũng khá thận trọng cho vay tín dụng, mức lãi suất 17% - 19%/năm vẫn là mức tương đối cao nên các điều kiện tiếp cận cũng khá khắt khe.
Thứ ba, một số ngân hàng nhỏ có thể gặp khó khăn huy động từ thị trường (do trần lãi suất 14%/năm) trong khi thị trường liên ngân hàng vẫn chưa thực sự ổn định nên mặc dù được hỗ trợ thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn còn dè dặt hạ lãi suất cho vay một cách đại trà.
Và một lý do nữa, theo cơ quan này, là các ngân hàng vẫn cần thời gian nhất định để tiêu hóa hết lượng vốn giá cao huy động được từ trước.
Một biện pháp trong nỗ lực hạ lãi suất là Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc giữ vững trần lãi suất huy động 14%/năm và chấn chỉnh việc huy động vốn. Mục đích của chính sách mang tính hành chính này là kéo lãi suất cho vay xuống, giảm chi phí vay vốn lên khu vực doanh nghiệp.
Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong một thị trường chưa hoàn chỉnh (market imperfections), các chính sách mang tính hành chính có thể hiệu quả trong ngắn hạn nếu được sự hỗ trợ của những chính sách và điều chỉnh phù hợp khác. Tuy nhiên trong dài hạn cần sử dụng các công cụ chính sách dựa trên thị trường trên cơ sở dần xóa bỏ những khiếm khuyết của thị trường.
Thực thi chính sách vừa qua, một mặt Ngân hàng Nhà nước muốn kiềm chế lạm phát, mặt khác lại muốn chính sách tiền tệ/lãi suất hỗ trợ cho doanh nghiệp. “Đây là một vấn đề nan giải. Bởi muốn giảm lạm phát thì phải đánh đổi tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn”, bản tin bình luận.
Trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2011 đã tăng khoảng 22,42% so với cùng kỳ năm trước (và tăng 16,63% so với tháng 12/2010) thì có mối quan ngại về lãi suất thực âm (nếu lạm phát kỳ vọng của thị trường và công chúng chịu sự chi phối bởi lạm phát quá khứ) với nhiều hệ lụy tiêu cực.
Theo phân tích đưa ra trong bản tin, hệ lụy thứ nhất là một dòng vốn sẽ chạy ra khỏi hệ thống ngân hàng để tìm đích đầu tư khác, trong đó có các tài sản rủi ro như vàng, chứng khoán, bất động sản … làm cho hệ thống ngân hàng sẽ càng khan hiếm vốn và do đó khó giảm được lãi suất cho vay (trái với mong muốn của NHNN là giảm lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay).
Thứ hai, một lượng tiền nằm ngoài lưu thông không đi vào hệ thống ngân hàng cũng sẽ trực tiếp gây sức ép lạm phát.
Thứ ba, hệ thống ngân hàng không trở thành kênh huy động nguồn tiết kiệm và vốn nhàn rỗi hiệu quả, làm giảm tỷ lệ tiết kiệm trong nền kinh tế và qua đó làm giãn thêm khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư và gây sức ép lên cán cân thương mại và thị trường ngoại hối.
Và một hệ lụy nữa là việc giám sát các ngân hàng thương mại sẽ trở nên khó khăn hơn nếu trần lãi suất huy động không phản ánh đúng cung cầu thực sự trên thị trường vốn.
Do vậy, vào cuối tháng 9 đã có nhiều quan ngại về việc liệu chính sách tiền tệ có nới lỏng quá sớm khi kinh tế vĩ mô và lạm phát còn chưa thực sự ổn định. Các tổ chức quốc tế và các chuyên gia kinh tế bắt đầu lo lắng về quyết tâm chống lạm phát và ổn định vĩ mô của Chính phủ.
“Vì thế việc “xốc lại” quyết tâm và truyền tải thông điệp về chính sách tiền tệ chặt chẽ là rất cần thiết bởi cuộc chiến chống lạm phát cần quá trình đủ dài và kiên nhẫn”, Ủy ban Kinh tế nhìn nhận.
Theo Minh Đức (VnEconomy)
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
Bán nhà mặt tiền đường Cao Thắng Thành phố Thanh Hóa
24 tỷ 500 triệu- 186m2
TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Hôm nay
0907657***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Căn hộ 72m2 gồm 2PN + 2WC sổ sẵn view sân golf tặng full NT Cao Cấp giá 2,8 tỷ
Thương lượng- 72m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0966755***
VIP
Cần bán gấp căn hộ cao cấp 2PN 70m2 cách q1 và sân bay 14km giá cực sốc 2,99 tỷ
Thương lượng- 0m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0966755***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng chuyến du lịch 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
Chủ gửi bán gấp 185m2 full thổ gần thị trấn Đức Hòa giá chỉ 9 triệu / m2
9 triệu - 185m2
Đức Hòa, Long An
Hôm nay
0896333***
VIP
bán gấp 7x80 đinh công tráng, tân tiến, thị xã lagi, bình thuận. giá cắt lỗ 1,1
1 tỷ 100 triệu- 602m2
La Gi, Bình Thuận
Hôm nay
0988609***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tài chính, kinh tế vĩ mô