Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến ngày 30/11, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 55 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 11 tháng năm 2024, một tỉnh miền Bắc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,04 tỷ USD.
Cụ thể, có 3.035 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 1,6% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt gần 17,39 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ.
Đồng thời có 1.350 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 12,9% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 9,93 tỷ USD, tăng 40,7% so với cùng kỳ.
Ngoài ra còn có 3.029 giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 7% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp đạt gần 4,06 tỷ USD, giảm 39,7% so với cùng kỳ.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 20,2 tỷ USD, chiếm gần 64,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 8,7% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,63 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 89,1% so với cùng kỳ.
Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,37 tỷ USD và hơn 1,12 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 55 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 11 tháng năm 2024. Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,04 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Tiếp theo là Quảng Ninh với hơn 2,29 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 26,3% so với cùng kỳ. TP.HCM đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,28 tỷ USD, chiếm gần 7,3% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương,…
Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư).
Đã có 110 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 11 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 9,14 tỷ USD, chiếm hơn 29,1% tổng vốn đầu tư, tăng 53,7% so với cùng kỳ 2023. Hàn Quốc đứng thứ hai với hơn 3,89 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư, giảm 9% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,…
Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.Tính lũy kế đến ngày 30/11, cả nước có 41.720 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 496,7 tỷ USD.
Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 318,9 tỷ USD, bằng 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
-
“Đại bàng” nào dẫn đầu dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam?
Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,79 tỷ USD, chiếm gần 28,6% tổng vốn đầu tư, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2023.








-
Bắc Ninh chốt thời gian thông xe 16km Vành đai 4
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa chính thức ấn định mốc thời gian thông xe kỹ thuật đoạn 16km dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô qua địa bàn tỉnh, dự kiến diễn ra vào ngày 2/9. Đây là yêu cầu trực tiếp từ Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn, trong buổi kiểm tra thự...
-
Bắc Ninh yêu cầu “lập kỳ tích” với siêu dự án hơn 31.000 tỷ đồng
Tại buổi làm việc mới đây, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh nhấn mạnh: sau kỳ tích bàn giao hơn 124 ha đất chỉ trong 1,5 tháng, Bắc Ninh cần tiếp tục tạo nên “kỳ tích lần hai” để đẩy nhanh tiến độ siêu dự án hơn 31.000 tỷ đồng, đưa sân bay Gia Bình sớm thành h...
-
Bắc Ninh gọi đầu tư vào 3 dự án hơn 12.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa công bố danh mục 3 dự án kêu gọi đầu tư với tổng vốn hơn 12.031 tỷ đồng, tập trung vào các lĩnh vực cấp thiết như đô thị sinh thái, nước sạch và phát triển hạ tầng dịch vụ tại các khu vực mới sau sáp nhập....