Nằm phía Bắc của tỉnh Long An, huyện Đức Hoà có diện tích tự nhiên khoảng 42.500ha, quy mô dân số năm 2020 là 350.000 người. Dân cư tập trung đông nhất tại các khu vực như thị trấn Đức Hoà, Đức Hoà Hạ, thị trấn Hậu Nghĩa, xã Mỹ Hạnh Nam, xã Đức Hoà Đông…đây cũng là những khu vực có nền kinh tế - xã hội phát triển nhất hiện nay.
Theo đồ án quy hoạch huyện Đức Hoà năm 2020, tầm nhìn đến 2030, Đức Hoà sẽ trở thành vùng tiểu vùng trung tâm TP.HCM, vùng đô thị trọng điểm phía Tây của vùng đô thị trung tâm TP.HCM và trở thành vùng kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh Long An.
Là huyện lớn của Long An, lại có vị trí tiếp giáp với TP.HCM nên cơ sở hạ tầng giao thông của Đức Hoà được chú trọng đầu tư. Một số tuyến huyết mạch như đường 825, 824 hay các tỉnh lộ 9, 10, N2…đã được nâng cấp và mở rộng hơn so với trước.
Trong quy hoạch huyện Đức Hoà có nhiều tuyến động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội như: Trục hành lang đường vành đai 3 và vành đai 4 vùng TP.HCM kết nối Đức Hòa với quốc tế qua sân bay quốc tế Long Thành và cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép – Thị Vải.
Trục đường Hồ Chí Minh (trùng Quốc lộ N2) kết nối huyện Đức Hòa với đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, hành lang Xuyên Á.
Trục đường tỉnh 823 giúp liên kết với huyện Đức Huệ và vùng Đồng Tháp Mười; Trục đường tỉnh 824 và 825 là hai trục hướng tâm liên kết với khu vực phía Tây và khu trung tâm TP.HCM; Trục đường tỉnh 830 kết nối Đức Hòa với khu đô thị Tân An – Bến Lức; Trục hành lang kinh tế đường thủy: sông Vàm Cỏ Đông, kênh Thầy Cai kết nối huyện Đức Hòa với Cảng Long An và cảng Hiệp Phước, TP.HCM, đồng bằng sông Cửu Long.
Theo nhiều nhà đầu tư bất động sản, huyện Đức Hòa có vị trí đặc biệt tiếp giáp với khu vực Tây Bắc của TP.HCM – nơi được xác định là hướng phát triển chính của thành phố trong thời gian tới với các đề xuất lên thành phố Tây Bắc.
“Với quỹ đất dồi dào và mức giá “mềm” hơn rất nhiều so với những thị trường lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai thì Long An nói chung và đặc biệt là Đức Hòa đang là nơi còn nhiều tiềm năng đầu tư”, anh Hùng, một nhà đầu tư bất động sản nói.
Anh Hùng cũng cho biết, hiện tại Đức Hòa đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp bất động sản. Trong đó, có những “đại bàng” đã về đây chuẩn bị quỹ đất từ nhiều năm trước. Chỉ cần những dự án này được triển khai sẽ ngay lập tức có tác động mạnh tới toàn bộ thị trường bất động sản của khu vực.
Ghi nhận thực tế, hiện nay khu vực Đức Hòa đang có nhiều dự án bất động sản được triển khai. Trong đó, đáng kể nhất là các dự án của các doanh nghiệp như Trần Anh, Cát Tường Đức Hòa.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm đã ký quyết định chấp thuận Liên danh Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Gòn và Công ty CP Phân phối và Dịch vụ Saigontel là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa có tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng.
Dự án khu đô thị này có diện tích đất sử dụng khoảng hơn 123ha, quy mô dân số khoảng 2.800 người đã được UBND tỉnh Long An chấp thuận đầu tư cuối năm 2021.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo nhiều nhà đầu tư bất động sản, tại Đức Hòa có đại dự án của một trong những doanh nghiệp tên tuổi nhất lĩnh vực bất động sản đang được mong chờ hơn cả.
Dự án này nằm trên địa bàn xã Tân Mỹ với quy mô khoảng 931ha. Dự án này đã nằm trong danh mục các dự án ghi nhận vào kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022, để xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư sau khi được HĐND tỉnh thông qua nghị quyết điều chỉnh bổ sung vào chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2020 – 2025.
-
Vingroup, BRG, Kinh Bắc, Hoàn Cầu sắp đầu tư dự án nào ở Long An?
UBND tỉnh Long An vừa công bố Kế hoạch phát triển nhà năm 2022 với 26 dự án đang xem xét đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có những dự án của ông lớn bất động sản như Vingroup, BRG, Tập đoàn Kinh Bắc, Tập đoàn Hoàn Cầu.
-
Huy động 8.700 tỷ đồng trái phiếu, Thái Sơn – Long An được trái chủ chấp thuận giải chấp quyền sử dụng đất dự án 267 ha ở Long An
Ngày 15/1, CTCP Thái Sơn – Long An đã tiến hành lấy ý kiến của người sở hữu trái phiếu về việc giải chấp và bổ sung tài sản bảo đảm của các trái phiếu được phát hành trong năm 2021.
-
Tỉnh “sát vách” TP.HCM vừa phê duyệt đầu tư dự án truyền tải điện quan trọng gần 1.900 tỷ đồng
Dự án Trạm biến áp 500kV Long An và đường dây đấu nối được triển khai tại xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An với tổng mức đầu tư gần 1.900 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp đạt doanh thu 1 tỷ USD tiết lộ kế hoạch đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu khu vực về hạ tầng trí tuệ nhân tạo
Ngày 15/1 vừa qua, Tập đoàn FPT đã khởi công xây dựng trường Phổ thông Liên cấp FPT tại khu đô thị Thái Sơn Long Hậu, Cần Giuộc với tổng diện tích hơn 33.000m2.