Long An lo chưa đủ kinh nghiệm và tầm ảnh hưởng để triển khai dự án liên vùng quy mô lớn như Vành đai 4. Ảnh minh họa
4 lý do Long An từ chối vai trò điều phối
Báo Đầu tư thông tin, UBND tỉnh Long An mới đây đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó thủ tướng Trần Hồng Hà liên quan đến việc triển khai dự án đường Vành đai 4 – TP.HCM
Trong văn bản, lãnh đạo Long An đã trình bày các khó khăn trong việc giao tỉnh này là cơ quan đầu mối tổng hợp, điều phối Dự án này.
Cụ thể, địa phương tuy sở hữu đoạn tuyến dài nhất thuộc dự án Vành đai 4 TP.HCM (từ kênh Thầy Cai đến Hiệp Phước dài 78,3 km, đã bao gồm đoạn qua khu vực Hiệp Phước thuộc địa phận TP.HCM), nhưng không thể đại diện cho cả vùng.
Xét về khía cạnh pháp lý, Long An không đủ tầm ảnh hưởng để tổng hợp, điều phối, triển khai dự án tầm cỡ lớn có tính chất liên vùng (theo kinh nghiệm, Hà Nội từng là cơ quan điều phối triển khai Dự án vành đai - vùng Thủ đô, bởi Hà Nội là trung tâm và có thể lãnh đạo toàn vùng được quy định tại Luật Thủ đô).
Xét về khía cạnh kinh nghiệm, Long An cũng chưa từng triển khai dự án lớn như vậy. Do đó, nếu giao tỉnh Long An làm cơ quan tổng hợp, điều phối của Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM là rất khó và có thể sẽ gây chậm trễ cho việc triển khai công trình theo kế hoạch.
Vành đai 4 là dự án vành đai có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ.
Bên cạnh đó, Long An là một trong 13 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, việc giao tỉnh Long An tổng hợp, điều phối thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM với các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ là không phù hợp.
Mặt khác, Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM thuộc dự án nhóm A cần thông qua Quốc hội. Vì vậy, việc giao nhiệm vụ cho một cơ quan tổng hợp, điều phối đủ mạnh về mặt pháp lý, có kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án lớn, có tính chất trọng điểm Quốc gia sẽ phù hợp hơn là để một tỉnh hoặc TP.HCM đại diện triển khai, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Quốc hội.
Về giải pháp thay thế, Long An đề xuất Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải (GTVT) là cơ quan đầu mối tổng hợp, điều phối Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM.
Vì sao Bộ GTVT lựa chọn Long An?
Trước đó, tại buổi làm việc vào ngày 15/4 của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng có đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao tỉnh Long An là cơ quan đầu mối tổng hợp, điều phối Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM trên cơ sở là địa phương có đoạn dài nhất đi qua.
Ghi nhận của báo Thanh Niên, tư lệnh ngành GTVT cho rằng dự án Vành đai 4 TP.HCM có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành tham gia, trong đó vai trò của Bộ GTVT không quá lớn. Nếu để Bộ GTVT là cơ quan chủ trì thì sau mỗi cuộc họp, bất cứ vướng mắc, khó khăn nào cần phản ánh sẽ phải qua một khâu trung gian là Bộ GTVT, trước khi báo cáo lên Ban Chỉ đạo khiến thời gian xử lý các vấn đề phát sinh kéo dài.
Bộ trưởng Bộ GTVT cho rằng việc giao cho địa phương điều phối dự án sẽ rút ngắn các khâu trung gian. Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, hiện Bộ GTVT cũng đang phải “gánh” một khối lượng lớn công việc liên quan đến các dự án quốc gia trong đó phải kể đến công trình phát triển mạng lưới đường cao tốc Bắc - Nam phía đông. Các ban quản lý dự án của Bộ GTVT đã quá tải. Do đó khó đảm bảo hiệu quả nếu giữ vai trò điều phối dự án này.
Bộ cho rằng việc địa phương điều phối dự án sẽ rút gọn các khâu trung gian, giảm thời gian xử lý các báo cáo và nhanh chóng giải quyết các vấn đề cấp bách phát sinh trong quá trình triển khai dự án.
Địa phương cũng là cơ quan chủ động trong công tác giải phóng mặt bằng. Vì vậy để thuận lợi nhất cho công tác triển khai dự án, nên để địa phương làm cơ quan chủ trì, tổ chức thực hiện.
Lắng nghe ý kiến báo cáo của TP.HCM về việc địa phương đang chủ trì triển khai đồng thời nhiều dự án liên vùng quy mô lớn nên khó có thể đảm nhận thêm vai trò điều phối dự án Vành đai 4, Bộ GTVT đề xuất giao Long An là cơ quan chủ quản trên cơ sở địa phương triển khai đoạn tuyến dài nhất của dự án này. Ý kiến của Bộ GTVT sau đó đã nhận được sự đồng thuận của Thủ thướng Chính phủ
Dự án đường Vành đai 4 có tổng chiều dài ần 200km đi qua 5 địa phương: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo dự toán, chi phí để triển khai giai đoạn 1 dự án này khoảng 101.561 tỉ đồng. Dự án chia thành 5 thành phần do các địa phương có đoạn tuyến đi qua chủ quản đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Về kế hoạch tiến độ, các địa phương có đoạn tuyến đi qua phải hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án trong năm 2023 để tiến tới khởi công năm 2024, hoàn thành đưa dự án vào vận hành năm 2027. |
-
Long An muốn xây Quốc lộ N1 kết nối miền Tây, Bộ Giao thông phản hồi ra sao?
Bộ Giao thông vận tải cho biết đang ưu tiên bố trí nguồn vốn với 12.500 tỉ đồng để đầu tư 3 dự án lớn trên địa bàn Long An nên chưa thể cân đối nguồn lực cho dự án xây Quốc lộ N1 theo đề xuất của tỉnh này. Dự án này sẽ đươc xem xét trong giai đoạn 2026 – 2030.
-
Huy động 8.700 tỷ đồng trái phiếu, Thái Sơn – Long An được trái chủ chấp thuận giải chấp quyền sử dụng đất dự án 267 ha ở Long An
Ngày 15/1, CTCP Thái Sơn – Long An đã tiến hành lấy ý kiến của người sở hữu trái phiếu về việc giải chấp và bổ sung tài sản bảo đảm của các trái phiếu được phát hành trong năm 2021.
-
Tỉnh “sát vách” TP.HCM vừa phê duyệt đầu tư dự án truyền tải điện quan trọng gần 1.900 tỷ đồng
Dự án Trạm biến áp 500kV Long An và đường dây đấu nối được triển khai tại xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An với tổng mức đầu tư gần 1.900 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp đạt doanh thu 1 tỷ USD tiết lộ kế hoạch đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu khu vực về hạ tầng trí tuệ nhân tạo
Ngày 15/1 vừa qua, Tập đoàn FPT đã khởi công xây dựng trường Phổ thông Liên cấp FPT tại khu đô thị Thái Sơn Long Hậu, Cần Giuộc với tổng diện tích hơn 33.000m2.