23/01/2013 7:37 AM
Hiếm có bộ luật nào như Luật Đất đai đã phải lùi thời gian sau mấy kỳ họp Quốc hội thảo luận, đóng góp ý kiến. Sau phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Luật Đất đai. Chính phủ sẽ sửa thêm dự thảo và công bố vào ngày 1-2 tới, sau đó sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Ở Trung ương, Bộ Tài nguyên-Môi trường sẽ làm đầu mối, Mặt trận Tổ quốc tập hợp các đầu mối lấy ý kiến nhân dân. Ở địa phương do HĐND, UBND, đoàn đại b

Sau khi Bộ Tài nguyên-Môi trường tổng hợp ý kiến nhân dân, Chính phủ sẽ chỉnh sửa một lần nữa và trình ra Thường vụ Quốc hội. Tiếp đó, Thường vụ làm lại quy trình có báo cáo thẩm tra, thảo luận, thống nhất một bản trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 10-2013. Toàn bộ quá trình phức tạp, qua nhiều “công đoạn” chi tiết, kỹ lưỡng cho thấy, tính chất quan trọng cũng như sự khó khăn như thế nào của việc sửa đổi một bộ luật có ảnh hưởng và tác động sâu rộng đối với kinh tế-xã hội ở nước ta.

Theo nhận định của Chủ tịch Quốc hội, có nhiều điều trong dự án sửa đổi Luật Đất đai, việc định giá đất căn cứ vào mục đích sử dụng hay theo thị trường? Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng đất thì ở thời điểm nào? Hai căn cứ này đều khó định giá. Ông đặt câu hỏi: “Việc đền bù cho dân, hôm nay định giá nhưng năm sau mới thu tiền, giá lúc đó khác rồi. Trả theo giá trong sổ sách thì người dân ai chịu?”. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội nhấn mạnh, cần hết sức quan tâm vấn đề về giá đất và bồi thường đất đã gây ra khiếu kiện suốt thời gian qua. Nguyên tắc định giá đất có những điểm xung đột với nhau, nếu không giải quyết tốt những nguyên tắc này thì không thể xác định giá đất đúng đắn.

Ông chủ nhiệm Ủy ban lưu ý một thực tế, người dân hay so sánh giá đất đã đầu tư xong với giá ban đầu, khi có quy hoạch các nhà đầu tư đổ vào mua tạo giá đất “ảo”, từ đó sinh ra khiếu nại, khiếu kiện. Nếu không cân nhắc, không thực tế và không thỏa mãn yêu cầu thì tình trạng khiếu kiện không thể chấm dứt. Bên cạnh đó, như ở Hà Nội hay cùng một địa phương có nhiều thời điểm giá đền bù khác nhau nên người dân có quyền so bì thiệt hơn xuất phát từ chuyện giá khác nhau.

Một thứ trưởng Bộ Tư pháp ủng hộ ý kiến trong việc áp dụng bảng giá đất vì đảm bảo tính ổn định. Theo đó, bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm/lần và được công bố vào ngày 1-1 của năm đầu kỳ để làm căn cứ tính các loại thuế, phí và tính thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội và một số chuyên gia cho rằng, nếu ngày 1-1 năm nay công bố giá đất, năm sau hoặc năm sau nữa mới đền bù, giải tỏa, người dân yêu cầu theo giá thị trường thì lúc đó giá đã khác rồi.

Nói tóm lại, để đảm bảo nguyên tắc theo giá thị trường cần phải làm rất chi tiết. Đất đô thị khác đất nông thôn, đất ở khác đất ao hồ. Luật Đất đai có rất nhiều ý kiến, nhất là nguyên tắc định giá đất vốn bị chê là “tù mù”, mâu thuẫn với nhau mà trong dự án sửa đổi Luật vẫn chưa tìm được lối ra cho giá đất. Hy vọng việc lấy ý kiến nhân dân có thể mở ra lối thoát khả dĩ.

Đan Thanh (An Ninh Thủ Đô)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.