Ngân hàng Á Châu (mã chứng khoán: ACB): SSI kỳ vọng kết quả kinh doanh của ngân hàng tiếp tục ổn định trong quý 1 nhờ tăng trưởng tín dụng 5% so với đầu năm, tiến độ thu hồi nợ xấu tốt và chất lượng tài sản ổn định. Do đó, lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 35%.
Ngân hàng BIDV (mã chứng khoán: BID): Lợi nhuận trước thuế quý 1 ước đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ, nhờ tăng trưởng tín dụng tốt, tăng 4,7% so với đầu năm và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước, tiền gửi tăng 1,4% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức dưới 1%.
Ngân hàng HDBank (mã chứng khoán: HDB): Tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng mẹ và HD Saison tăng 7% và 10% so với đầu năm. Chất lượng tài sản được kiểm soát tốt khiến tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng mẹ duy trì ở mức 1,2 - 1,3% và HDSaison dưới 7%. Việc giảm áp lực trích lập dự phòng giúp lợi nhuận trước thuế có thể đạt 2.300 – 2.400 tỷ đồng, tăng 10-14% so với cùng kỳ.
Ngân hàng MB (mã chứng khoán: MBB): Theo ban lãnh đạo ngân hàng, tăng trưởng tín dụng trong quý 1 năm 2022 đạt khoảng 10-11% so với đầu năm, giúp ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế ít nhất là 5.500 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ).
Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (mã chứng khoán: MSB): Do tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức 9,5% so với đầu năm và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 1,3% nên lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Theo SSI, kết quả này chưa bao gồm lợi nhuận từ việc bán FCCom.
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (mã chứng khoán: SHB): SSI ước tính lợi nhuận trước thuế quý 1 của ngân hàng đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 92% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng 5% so với đầu năm, tăng trưởng tiền gửi 2,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,5% trong khi NIM ước tính ổn định.
Ngân hàng Sacombank (mã chứng khoán: STB): Lợi nhuận trước thuế có thể đạt 1.400-1.500 tỷ đồng, tăng 50% so với quý I/2021. Tăng trưởng đến từ thu nhập hoạt động mạnh mẽ và kiểm soát tốt chi phí dự phòng.
Ngân hàng Tecombank (mã chứng khoán: TCB): Lợi nhuận trước thuế trong quý dự báo đạt 6.500-6.700 tỷ đồng, tăng 18-21% so với cùng kỳ năm trước, nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và chi phí tín dụng giảm.
Ngân hàng TPBank (mã chứng khoán: TPB): Tăng trưởng tín dụng có thể đạt 10-11% so với đầu năm trong quý. Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ước khoảng 14-15% so quý I/2022 do ngân hàng có thể tăng dự phòng để tạo bộ đệm tốt hơn cho tăng trưởng tín dụng.
Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (mã chứng khoán: VIB): Lợi nhuận trước thuế được kỳ vọng đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Doanh thu từ bancassurance tăng 8% lên 270 tỷ đồng trong khi NIM ổn định.
Ngân hàng VPBank (mã chứng khoán: VPB): Lợi nhuận trước thuế ước 11.000 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ nhờ ghi nhận đầy đủ phí trả trước từ hợp đồng bancassurance với AIA và tăng trưởng tốt tại bảng cân đối kế toán (tăng trưởng tín dụng và huy động đạt 7% và 12% so với đầu năm).
Ngân hàng VietinBank (mã chứng khoán: CTG): Mặc dù tăng trưởng tín dụng và huy động ước tính ở mức cao, tăng 7% và 5% so với đầu năm tại thời điểm cuối tháng 3. SSI cho rằng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng có thể thấp hơn cùng kỳ do nền mức so sánh. Đồng thời, trả trước từ bancassurance với Manulife có thể chưa được ghi nhận trong đầu năm.
-
Lợi nhuận ngân hàng Top 1 năm 2020 đang ra sao?
CafeLand - Trong khi danh sách 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất năm 2020 vẫn không thay đổi so với năm ngoái, tác động của Covid-19 đã gây ra những thay đổi lớn trong thứ hạng.
-
Tỷ phú Trần Đình Long “bắt tay” tỷ phú Phạm Nhật Vượng tại dự án trung tâm triển lãm lớn nhất Đông Nam Á
Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Hà Nội do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2025.
-
Hà Nội: 8 trường hợp công trình vi phạm sẽ bị sẽ cắt điện, nước từ 1/1/2025
Từ ngày 1/1/2025, thành phố Hà Nội sẽ triển khai biện pháp cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng, theo quy định tại Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND.
-
Tương lai 17 vùng huyện của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, 2050 sẽ "lột xác" như thế nào?
Theo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050, Hà Nội quy hoạch 17 vùng huyện từ khu vực phía Bắc như Đông Anh, Mê Linh đến phía Tây như Hoài Đức, Quốc Oai, và phía Nam như Mỹ Đức, Thanh Trì....