Nút giao An Sương - Ảnh minh hoạ.
Cụ thể, theo đề xuất, các đoạn quốc lộ qua địa bàn thành phố sẽ được đặt tên như sau:
Đoạn qua thành phố Thủ Đức và quận 12 (từ nút giao Thủ Đức đến nút giao An Sương) mang tên đường Đỗ Mười.
Đoạn qua quận 12, huyện Hóc Môn và quận Bình Tân (từ nút giao An Sương đến vòng xoay An Lạc) mang tên đường Lê Đức Anh.
Đoạn qua quận Bình Tân và huyện Bình Chánh (từ vòng xoay An Lạc đến ranh tỉnh Long An) mang tên đường Lê Khả Phiêu.
Đoạn qua quận 12 và huyện Hóc Môn (từ Quốc lộ 1 đến cầu An Hạ) mang tên đường Lê Quang Đạo.
Đoạn qua huyện Củ Chi (từ cầu An Hạ đến ranh tỉnh Tây Ninh) mang tên đường Phan Văn Khải.
Đoạn qua thành phố Thủ Đức (từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương) mang tên đường Hoàng Cầm.
Đoạn qua huyện Bình Chánh (từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An) mang tên đường Văn Tiến Dũng.
Ngoài ra, TP.HCM cũng đề xuất đặt tên một số tuyến đường tại quận 12 và quận Tân Phú, gồm đường Phan Văn Hùm thay cho tên hiện tại là Trung Mỹ Tây 13.
Đường Nguyễn Thị Trên thay cho Trung Mỹ Tây 2A.
Các tuyến đường khác như Trung Mỹ Tây 7A đặt tên đường Đồng Tiến; Thới An 3 đặt tên đường Ba Du; Thới An 6 đặt tên đường Trần Văn Lắm; Tân Thới Nhất 21 đặt tên đường Lê Thị Ánh; đường Đ32 đặt tên đường Thẩm Thệ Hà; đường Đ1 đặt tên đường Huỳnh Tấn Chùa; Đ27 đặt tên đường Nam Đình; Hiệp Thành 11 đặt tên đường Nguyễn Văn Vân; đường N1 đặt tên đường Tân Thạnh.
Đặc biệt, một số công trình công cộng quan trọng trên địa bàn cũng được đề xuất đặt tên chính thức. Cụ thể, công viên trước Hội trường Thống Nhất, hiện được nhân dân quen gọi là Công viên 30/4, sẽ chính thức mang tên Công viên 30 tháng 4. Cầu qua Đảo Kim Cương tại thành phố Thủ Đức sẽ mang tên Cầu Trần Quý Kiên.
Việc đặt tên đường và công trình công cộng là một hoạt động ý nghĩa nhằm ghi nhận công lao của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng thời tạo dấu ấn văn hóa và lịch sử cho thành phố. Theo quy định tại Thông tư hướng dẫn thực hiện Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng, TP.HCM phải lấy ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi trình Hội đồng Nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt.
-
Đã giải ngân 51.200 tỷ đồng cho các dự án hạ tầng giao thông
Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong 11 tháng năm 2024, đã có khoảng 51.200 tỷ đồng vốn đầu tư các dự án hạ tầng giao thông được giải ngân, đạt gần 68% so với kế hoạch được giao.
-
Thông qua nhiều dự án hạ tầng tại địa phương sẽ trở thành đô thị loại I vào năm 2030
HĐND thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) khóa XXI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 16 (Kỳ họp chuyên đề) bàn và quyết định một số nội dung về chủ trương đầu tư công.
-
TP.HCM tập trung tháo gỡ các dự án tồn đọng, mục tiêu huy động ít nhất 620.000 tỷ đồng
TP.HCM tập trung tháo gỡ các dự án, công trình tồn đọng, bao gồm cả công và tư để huy động ít nhất 620.000 tỷ đồng để bảo đảm được tăng trưởng từ 10% trở lên.
-
Vừa được duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tại sao TP.HCM lại điều chỉnh quy hoạch chung?
Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội nghị thẩm định Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Hội nghị có sự tham dự của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành và các chu...
-
Phó Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo về đoạn Vành đai 2 “đứng bánh” nhiều năm ở TP.HCM
Đoạn Vành đai 2 TP.HCM từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (TP.HCM) đã ngừng thi công nhiều năm nay do vướng mắc thủ tục. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có chỉ đạo nhằm tháo gỡ để dự án tái khởi công trở lại....