Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 45/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2021/TT-BCT quy định về danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu do Bộ Công Thương quản lý.
Thông tư quy định rõ khoáng sản xuất khẩu là các loại khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp, đã qua quá trình chế biến, có tên trong danh mục chủng loại và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cụ thể.
Đối với khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc trong nước, danh mục chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng quy định gồm có quặng titan, quặng tinh bismuth, quặng tinh niken, đất hiếm, quặng fluorit, bột barit, đá hoa trắng, quặng graphit, bột mica, bột hóa thạch silic.
Đối với khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu, trường hợp gia công hàng hóa (chế biến) cho thương nhân nước ngoài: Chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau chế biến thực hiện theo hợp đồng gia công đã ký với thương nhân nước ngoài.
Trường hợp khoáng sản đã qua chế biến từ nguồn gốc nhập khẩu ngoài trường hợp nêu trên, danh mục chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản gồm có các loại quặng titan.
Thương nhân xuất khẩu khoáng sản được lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Đồng thời, phải phù hợp về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành để đánh giá về chủng loại, chất lượng khoáng sản xuất khẩu.
Về trách nhiệm quản lý, UBND cấp tỉnh tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn, phối hợp với Bộ Công Thương trong công tác quản lý xuất, nhập khẩu khoáng sản.
Đối với việc xuất khẩu khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu, Tổng cục Hải quan phối hợp với Cục Công nghiệp, UBND các tỉnh có liên quan cung cấp thông tin, kiểm tra hoạt động nhận chế biến và xuất khẩu theo quy định.
Cục Công nghiệp chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra; xử lý các vướng mắc trong quá trình xuất khẩu khoáng sản.
-
Trước năm 2030, sẽ cấp mới giấy phép khai thác hàng trăm khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Đến năm 2030, dự kiến sẽ cấp mới các giấy phép khai thác cho hàng trăm khu vực khoáng sản làm để sản xuất xi măng, đá ốp lát, vật liệu chịu lửa và kính xây dựng.
-
Mỹ hướng tới đầu tư công nghệ bán dẫn và "kho báu" khoáng sản chưa được khai thác ở Việt Nam
Các công ty của Mỹ thuộc nhiều lĩnh vực đang hướng tới thị trường Việt Nam, nhất là lĩnh vực đầu tư bán dẫn và khai khoáng, bao gồm khai thác đất hiếm.
-
Container “made in Vietnam” vào tầm ngắm của nhiều ông lớn logistics đến từ Mỹ, Brazil, Ấn Độ...
Sau nhiều năm đầu tư sản xuất tại Bà Rịa - Vũng Tàu, những vỏ container “made in Vietnam” đã được Tập đoàn Hòa Phát giới thiệu đến thị trường thế giới tại Triển lãm Intermodal Europe 2024.
-
Bình Phước yêu cầu công trình từ 9 tầng trở lên phải dùng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung
Từ nay đến năm 2025, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên tại Bình Phước phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung (VLXKN) trong tổng số vật liệu xây. Trong đó ưu tiên sử dụng cấu kiện nhẹ, kích thước lớn....
-
Gạch thủy tinh được sản xuất bằng công nghệ in 3D
Gạch thủy tinh sản xuất bằng công nghệ in 3D, có độ chắc chắn tương đương bêtông, được liên kết với nhau như các khối lego và tháo dỡ để tái chế nhiều lần.