Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Mỹ 2023
Thông tin trên được bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự Mỹ tại TP. HCM đưa ra tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Mỹ 2023 do Bộ Công Thương phối hợp với Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam, chính quyền các Bang Oregon và Colorado, Mỹ tổ chức ngày 21/11.
Bà Susan Burns cho biết, hiện chính phủ Mỹ đã xây dựng kế hoạch hành động chi tiết nhằm tăng khả năng phục hồi ngành, chất bán dẫn.
Theo đó, để phát triển hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu, chính phủ nước này đã thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển hệ sinh thái ngành bán dẫn trên toàn cầu có giá trị 100 triệu USD.
Thời gian tới, Mỹ sẽ đánh giá về năng lực phát triển lĩnh vực này tại Việt Nam làm cơ sở để xây dựng và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn, khai khoáng.
Riêng đối với lĩnh vực khai khoáng, Việt Nam được đánh giá là đang có trữ lượng đất hiếm lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc và chưa được khai thác.
“Mỹ sẽ cùng Việt Nam thực hiện đa dạng hoá chuỗi cung ứng, thu hút đầu tư Mỹ để khai thác đất hiếm này”, bà Susan Burns chia sẻ.
Liên quan đến vấn đề này, ông Ace Wilson, Giám đốc Tài chính Tập đoàn Intel Việt Nam cho biết, Intel đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam. Tính từ năm 2010 đến nay, Intel đã xuất khẩu 80 tỷ USD. Riêng trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Intel dự kiến đạt 10 - 11 tỷ USD. Đặc biệt, có đến 70% sản lượng chip Intel sản xuất phục vụ khu vực đến từ nhà máy Intel tại Việt Nam.
“Thời gian tới, Intel cam kết sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư hơn nữa tại Việt Nam”, ông Ace Wilson cho biết.
Ông Daniel Nguyen - Phó chủ tịch Ủy ban về Phát triển Kinh tế và Doanh nghiệp nhỏ, Thành viên Ủy ban bán dẫn Hạ viện bang Oregon chia sẻ, Việt Nam có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển chất bán dẫn.
Hiện Mỹ đã rà soát lại khung pháp lý của Việt Nam và đã dành khoản đầu tư 240 triệu USD để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái chất bán dẫn. Trong đó, Mỹ đã dành riêng 40 triệu USD đầu tư vào dự án mới liên quan đến lĩnh vực này.
Cũng theo ông Daniel Nguyen, Việt Nam cần sớm có khung pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp bán dẫn, huy động nguồn lực tư nhân, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, chính sách xuyên suốt của Việt Nam luôn coi Mỹ là một trong những đối tác kinh tế - thương mại quan trọng hàng đầu. Việc hai nước chính thức nâng tầm quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện sẽ tạo cơ hội chưa từng có để khởi động những lĩnh vực hợp tác mới, mang tính đột phá, xây dựng nội lực để Việt Nam thực sự có mặt trong các chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong đó, tập trung vào việc đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, thiết bị cho ngành năng lượng, hàng không, kinh tế số, hệ sinh thái bán dẫn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo…
-
Một tỉnh miền núi phía Bắc vừa chấp thuận đầu tư khai thác 600.000 tấn đất hiếm/năm
Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh này sớm xây dựng quy hoạch, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đó có đất hiếm.
-
Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm vô cùng lớn với trữ lượng khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới. Đây là một trong những nguyên liệu chiến lược để sản xuất chất bán dẫn, cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp cao của Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc…
-
Kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 với nhiều điểm sáng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 có nhiều điểm sáng tích cực với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 715 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; tổng nguồn vốn FDI đạt hơn 31 tỷ USD,... theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống k...
-
Sau 11 tháng, kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt 185 tỷ USD
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, sau 11 tháng, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đã đạt 185 tỷ USD, tiến gần đến mốc 200 tỷ USD.
-
Xuất khẩu năm 2025: Bộ Công Thương đặt mục tiêu tăng 6%
Bộ Công Thương nhận định, trong năm 2025, hoạt động xuất khẩu dự báo có nhiều thuận lợi và dư địa tăng trưởng do lạm phát toàn cầu đã hạ nhiệt, nhu cầu thị trường quốc tế đang trên đà hồi phục và đề xuất đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6%...