03/06/2022 2:33 PM
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm ra cách tạo xi măng từ chất thải thực phẩm có độ bền kéo cao gấp 4 lần so với bê tông thông thường. Đây là quy trình sản xuất xi măng từ 100% rác thực phẩm đầu tiên trên thế giới.

Là một loại vật liệu xây dựng quan trọng, nhưng việc sản xuất xi măng lại tạo ra khí gây hại cho môi trường. Giờ đây, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm ra cách tạo xi măng từ chất thải thực phẩm, đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tới từ Đại học Tokyo.

Xi măng được sản xuất từ chất thải thực phẩm có độ bền kéo cao gấp 4 lần so với bê tông thông thường

Cụ thể, hai nhà nghiên cứu Kota Machida và Yuya Sakai đã phát triển một công nghệ giúp biến thực phẩm bỏ đi thành loại xi măng có thể ăn được, dùng cho xây dựng. Đây là quá trình đầu tiên trên thế giới sản xuất xi măng hoàn toàn từ thức ăn thừa.

Theo các nhà nghiên cứu, sản phẩm làm từ loại xi măng thân thiện với môi trường này có độ bền kéo cao gấp 4 lần so với bê tông thông thường. Theo đó, việc sản xuất xi măng từ chất thải thực phẩm có thể góp phần giảm bớt tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu và vấn đề liên quan tới thức ăn thừa phát ra khí methane khi phân hủy ở bãi rác.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm ra cách tạo xi măng từ chất thải thực phẩm

Đặc biết, loại xi măng từ chất thải thực phẩm có thể được tái sử dụng và có thể phân hủy sinh học, vì vậy nó có thể được chôn lấp khi không còn cần thiết. Ngoài ra, để có thể ăn được, vật liệu xi măng này cần chia thành mẩu nhỏ và đun sôi. Nhằm giúp xi măng không thấm nước và ngăn chuột bọ mò tới ăn, nhóm nghiên cứu phủ một lớp sơn mài lên vật liệu.

Dự án "xi măng thay thế" có thể là một giải pháp hữu ích, tạo ra nguyên liệu xây dựng thân thiện với môi trường.

Thiên An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.