30/01/2013 9:50 AM
Một lãnh đạo của Eximbank cho biết: kế hoạch hợp nhất hay sáp nhập hai ngân hàng Eximbank và Sacombank đã được đề cập tới, song đó là một lộ trình trong 3 đến 5 năm tới nếu phù hợp và thuận lợi cho cả hai bên.

Có gì trong bản hợp tác giữa Eximbank và Sacombank?

“Cuộc hôn nhân” chính thức giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) và Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chưa diễn ra và theo kế hoạch dự tính có thể phải diễn ra trong 3-5 năm tới, song thông tin này ngay lập tức trở thành "sự kiện tất niên nóng nhất thị trường" hiện nay.
Bởi trong lĩnh vực ngân hàng, Eximbank và Sacombank được xem như 2 "ông lớn" trong khối các nhà băng tư nhân cổ phần với tổng tài sản hàng trăm nghìn tỷ. Eximbank có vốn điều lệ 12.355 tỷ đồng, tổng tài sản đến 30/9/2012 là hơn 160.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ chỉ 10.739 tỷ đồng, thấp hơn Eximbank một chút nhưng tổng tài sản ở thời điểm tương đương của Sacombank lại nhiều hơn (đạt 147.000 tỷ đồng).
Eximbank và Sacombank thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh.

Mới đây, vào chiều 29/1/2013, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã phát đi thông cáo về nội dung hợp tác giữa hai bên.
Theo thông tin trên trang VnEconomy, Eximbank và Sacombank thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh. Thỏa thuận ký chiều 29/1/2013 có hiệu lực trong vòng 5 năm và hai bên sẽ hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả nhất.
Theo đó, Eximbank và Sacombank sẽ hợp tác trong các lĩnh vực: cho vay đồng tài trợ, cấp hạn mức trong hoạt động liên ngân hàng, kinh doanh tiền tệ, nhân sự, đào tạo, tái cấu trúc, hỗ trợ kỹ thuật và chiến lược sáp nhập. Các nội dung hợp tác tập trung ở 5 điểm.
Thứ nhất, các bên sẽ cùng hợp tác trong việc triển khai dịch vụ cho khách hàng vay vốn theo hình thức đồng tài trợ hoặc ủy thác cho vay.

Thứ hai, hai ngân hàng sẽ cấp hạn mức cho nhau trên thị trường liên ngân hàng để hỗ trợ lẫn nhau trong việc tối ưu hóa nguồn vốn, đồng thời hỗ trợ kịp thời về thanh khoản khi một trong hai bên có nhu cầu. Hạn mức, thời hạn và lãi suất… sẽ được áp dụng theo chính sách và điều kiện thực tế của mỗi bên trong từng thời kỳ.

Thứ ba, hai bên sẽ hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và góp phần điều tiết trạng thái ngoại hối của mỗi bên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ tư, hai bên sẽ nghiên cứu, xem xét trình đại hội đồng cổ đông và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sáp nhập trong vòng từ 3 đến 5 năm tới nhằm nâng cao thế mạnh, mở rộng thị phần, tăng cường sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, Sacombank và Eximbank còn hợp tác bằng cách chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong công tác quản trị nguồn nhân lực; đào tạo có hiệu quả các nghiệp vụ ngân hàng cho cán bộ nhân viên; về mô hình kinh doanh, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin; về công tác tái cấu trúc mọi mặt theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế…
"Cuộc hôn phối" Eximbank - Sacombank: "Sự kiện tất niên nóng nhất thị trường"
Có thể nói, ý tưởng hợp nhất Sacombank và Eximbank đã được nhen nhóm từ buổi sơ kết hoạt động của Eximbank vào tháng 7/2011. Thời điểm này, Eximbank đã quyết định mua lại 9,73% vốn điều lệ của Sacombank từ Ngân hàng ANZ. Giá mua khi đó là 16.000 đồng một cổ phiếu mặc dù thị giá của STB lúc đó chỉ khoảng 12.000 đồng.
Từ cuối năm 2011 cũng xuất hiện thông tin một nhóm cổ đông lớn âm thầm mua vào cổ phiếu nhằm thâu tóm Sacombank. Tháng 2/2012, với tư cách là cổ đông lớn và đại diện cho nhóm cổ đông nắm 51% cổ phần Sacombank, Eximbank đòi bầu lại Hội đồng quản trị (HĐQT) của Sacombank. Sự kiện này cũng gây xôn xao dư luận một thời gian dài. Eximbank trở thành một trong những nhân tố chính tạo nên sự kiện đổi chủ tại Sacombank năm 2012, khiến cổ đông sáng lập Đặng Văn Thành phải thoái vốn và mất quyền chi phối.
Sau khi cuộc thâu tóm Sacombank hạ màn, kết quả là, vị trí tân Chủ tịch Sacombank được thay thế bởi cựu Phó chủ tịch Eximbank Phạm Hữu Phú. Sau đó, lần lượt lãnh đạo hai bên dần dần để ngỏ khả năng sáp nhập. Ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch HĐQT Eximbank - thì khẳng định với báo chí sẽ gắn bó lâu dài với Sacombank chứ không chỉ là nhà đầu tư đơn thuần như khi tiếp cận ban đầu. Về phần mình, ông Phạm Hữu Phú cũng từng thừa nhận với VnExpress, sáp nhập với Eximbank là "một ý tưởng hay".
Được biết, hai ngân hàng này đã thuê một đối tác tư vấn tài chính nước ngoài rất có uy tín để thẩm định về giá trị cộng hưởng từ thị trường, mạng lưới, hoạt động cũng như con người nếu hai bên sáp nhập
Nếu sáp nhập thành công, Eximbank và Sacombank sẽ tạo thành một định chế tài chính lớn nhất trong nhóm ngân hàng cổ phần với quy mô tài sản hơn 300.000 tỷ, vốn điều lệ hơn 23.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, để cuộc "hôn nhân" được trọn vẹn và sức mạnh của hai tổ chức tín dụng được nâng cao còn phụ thuộc vào sự khéo léo trong quản trị của ban lãnh đạo mới. Một chuyên gia chứng khoán nhận định trên VNE: "Khi bộ máy trở nên cồng kềnh, mô hình phức tạp hơn, nếu không quản lý được tốt thì sức mạnh cộng hưởng đáng lẽ ra có được từ việc sáp nhập sẽ trở thành con dao hai lưỡi".
  • Sacombank và Eximbank lên kế hoạch sáp nhập

    Sacombank và Eximbank lên kế hoạch sáp nhập

    Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa hai đại gia ngân hàng diễn ra chiều 29/1, trong đó dự kiến hai bên cũng đề cập tới kế hoạch hợp nhất hoặc sáp nhập.

  • Điều hành linh hoạt Nghị quyết 01 và 02

    Điều hành linh hoạt Nghị quyết 01 và 02

    Mặc dù Chính phủ kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát trong năm 2013 nhưng trao đổi với ĐTTC, TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng: Trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, tổng cầu giảm mạnh như hiện nay, những giải pháp hỗ trợ thị trường, “sưởi ấm” tổng cầu là rất cần thiết. Đây là thách thức lớn bởi có vẻ mâu thuẫn về mục tiêu, đòi hỏi chính sách cần được điều hành rất linh hoạt.

Vũ Vũ (Giáo dục Việt Nam)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.