Theo Hội Kiến trúc sư Việt Nam (KTS) với khuôn viên hơn 8.100m2 ở vị trí đắc địa quận Hoàn Kiếm Cung Thiếu nhi là đích ngắm (bởi siêu lợi nhuận) của các nhà đầu tư bất động sản… thì dư luận không thể không lo ngại.
Hội Kiến trúc sư Việt Nam vừa gửi văn bản lên Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội đề nghị bảo tồn Cung Thiếu nhi, sau khi Hà Nội khởi công xây dựng cung thiếu nhi mới.
Theo Hội KTS Việt Nam, dù hiện chưa có thông tin chính thức Hà Nội sẽ sử dụng Cung Văn hóa thiếu nhi ra sao, phá hủy hay giữ nguyên trạng… nhưng với khuôn viên công trình rộng hơn 8.100m2, nằm ở vị trí đắc địa của quận Hoàn Kiếm được ví như khu đất kim cương là đích ngắm (ởi siêu lợi nhuận) của các nhà đầu tư bất động sản… thì dư luận xã hội không thể không lo ngại.
Theo Hội KTS Việt Nam Cung Thiếu nhi là tài sản của Nhà nước nên quỹ đất này chỉ có thể làm công trình phúc lợi xã hội, không xây dựng chung cư, nhà cao tầng, công trình thương mại dịch vụ
Hội KTS Việt Nam khẳng định Cung Thiếu nhi Hà Nội là công trình kiến trúc văn hóa công cộng có giá trị; là công trình tiêu biểu, có tính đại diện cho kiến trúc Việt Nam đương đại trước đổi mới ở thể loại văn hóa công cộng.
Cùng với đó, căn cứ vào Luật Thủ đô và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, Cung Thiếu nhi là di sản kiến trúc đô thị trước đổi mới nên bắt buộc phải giữ nguyên, toàn bộ công trình này không được phá huỷ.
Cung Thiếu nhi Hà Nội có giá trị văn hóa phi vật thể, là dấu ấn của một giai đoạn lịch sử phát triển Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ và những năm sau này, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, tình yêu thương của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô dành cho thiếu nhi dù trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước.
Cung Thiếu nhi là di sản kiến trúc đô thị trước đổi mới nên bắt buộc phải giữ nguyên, toàn bộ công trình này không được phá bỏ
“Cung Văn hóa thiếu nhi là tài sản của Nhà nước nên quỹ đất này chỉ có thể làm công trình phúc lợi xã hội, không xây dựng chung cư, nhà cao tầng, công trình thương mại dịch vụ” - văn bản của Hội KTS Việt Nam khẳng định.
Hội cũng nêu lên đề xuất Cung Thiếu nhi cần được tu bổ, nâng cấp trang thiết bị để tiếp tục phát huy giá trị, sử dụng làm Nhà văn hóa thiếu nhi của quận Hoàn Kiếm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và vui chơi của trẻ em trong quận và khu vực lân cận.
Nhắc đến việc Hà Nội vừa phê duyệt 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sư của 4 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình và Đống Đa. Hội KTS cho rằng, Hà Nội cần kiên quyết không xây dựng các chung cư cao tầng, kiên quyết giảm dân số; bỏ tồn và phát huy giá trị của các di sản kiến trúc – văn hóa lịch sử, các công trình kiến trúc đương đại tiêu biểu; tăng cường không gian công cộng, không gian xanh… để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Cung Thiếu nhi Hà Nội có giá trị văn hóa phi vật thể thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, tình yêu thương của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô dành cho thiếu nhi dù trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước
Trước đó, như VietNamNet thông tin, ngày 15/3 vừa qua Hà Nội đã chính thức động thổ dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội mới ở khu đô thị mới Cầu Giấy (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Dự án được thực hiện trên khu đất gần 40.000m2, diện tích xây dựng hơn 10.000m2, với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng.
Công trình gồm nhà hát 800 chỗ, rạp chiếu phim 3D - 4D 200 chỗ, nhà thi đấu khoảng 500 chỗ - bể bơi 10 làn bơi, nhà học và thư viện Tháp Thiên văn và khối hành chính - văn phòng..., kết hợp với trang thiết bị tự động thông minh...
UBND TP Hà Nội chưa thông tin về việc Cung Thiếu nhi cũ 8.100m2 trên “đất vàng” sẽ được sử dụng ra sao. Các phương án cho mục đích sử dụng Cung Thiếu nhi cũ đang được Hà Nội cân nhắc kỹ nhưng hiện tại vẫn chưa có kế hoạch cụ thể.
-
Hà Nội: Xây dựng Cung thiếu nhi gần 4ha tại Khu đô thị mới Cầu Giấy
CafeLand – Sáng qua (15/3), UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức động thổ Dự án xây dựng Cung thiếu nhi Hà Nội trên lô đất thuộc khu công viên và hồ điều hòa CV1, Khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm.