Đó là một nghịch lý đang diễn ra tại khu công nghiệp (KCN) phía Nam tỉnh Yên Bái. Điều đáng nói, việc này tồn tại từ nhiều năm nay và dường như đang thách thức dư luận và chính quyền địa phương nơi đây.
Nhà xưởng không phép mọc lên như nấm
Có mặt tại Khu công nghiệp Phía Nam (Khu A) tỉnh Yên Bái (diện tích 400ha) thuộc xã Văn Phú, TP Yên Bái và xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, PV ngỡ ngàng bắt gặp nhiều nhà xưởng, nhiều trụ sở công ty bề thế không phép đã và đang mọc lên.
Nhiều lần Ban quản lý các KCN tỉnh Yên Bái đã có biên bản yêu cầu Công ty TNHH New Wanli Việt Nam phải dừng ngay việc thi công tại mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục theo quy định, thế nhưng chủ đầu tư vẫn ngang nhiên thực hiện.
Đơn cử như dự án xây dựng Nhà máy sản xuất ván lát sàn của Công ty TNHH New Wanli Việt Nam. Về mặt hồ sơ xây dựng công trình này chưa có hồ sơ thiết kết cơ sở, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế san nền, mở nối rẽ chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định…
Về đất đai, công ty này chưa có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa được cấp có thầm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất… Tuy nhiên công trình này đã được chủ đầu tư cho san lấp mặt bằng và đang trong quá trình xây dựng nhà xưởng "khổng lồ" trên đất.
Nhiều lần Ban quản lý các KCN tỉnh Yên Bái có biên bản yêu cầu Công ty TNHH New Wanli Việt Nam phải dừng ngay việc thi công tại mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục theo quy định, thế nhưng chủ đầu tư vẫn ngang nhiên thực hiện việc xây dựng.
Tương tự, dự án sản xuất hạt nhựa màu và hạt Compound của Công ty TNHH hóa chất công nghiệp Thái Hòa. Công trình này chưa hoàn thiện hồ sơ về đất đai, hồ sơ thiết kế thi công nhà xưởng được các cấp có thẩm quyền thẩm định, chưa được cấp Giấy phép xây dựng nhưng vẫn ngang nhiên mọc lên, bất chấp đã được yêu cầu dừng ngay việc thi công mặt bằng ngà máy.
Nhiều công trình không phép đã hoàn thiện xây dựng nhà xưởng đi vào hoạt động.
Qua kiểm tra thực địa tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái, PV còn phát hiện, công trình nhà máy chuyên sản xuất ống thép của Công ty cổ phần NEVN Hoàng Liên Sơn chưa hoàn thiện hồ sơ về đất đai trình Sở TN&MT thẩm định, chưa được UBND tỉnh Yên Bái cấp quyết định giao đất, cho thuê đất.
Ngoài ra, công trình này còn chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công; Chưa được cấp giấy phép xây dựng. Nhưng chủ đầu tư dường như thách thức quy định, tự ý triển khai công tác san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, nhà điều hành và các hạng mục phụ trợ khác.
Một công trình không phép khác cũng ngang nhiên mọc lên trong KCN phía Nam tỉnh Yên Bái là nhà máy sản xuất các sản phẩm gỗ và ván lát sàn SPC Thiên Hòa của Công ty TNHH công nghệ Thiên Hòa.
Mặc dù công trình không phép này được BQL các KCN tỉnh nhiều lần yêu cầu tạm dừng việc san tạo mặt bằng, thi công xây dựng nhà máy, hoàn thiện các hồ sơ thủ tục pháp lý như: Quyết định thuê đất, giấy phép chuyển đổi mục đích sự dụng đất, hồ sơ quy hoạch chi tiết dự án tỷ lệ 1/500, hồ sơ thiết kế cơ cở, hồ sơ thiết kế phòng cháy, hồ sơ bản vẽ thi công… nhưng công trình này vẫn ngang nghiên mọc lên.
Một công trình không phép khác là Nhà máy sản xuất hạt nhựa của Công ty cổ phần công nghiệp EP. Qua tìm hiểu của PV, nhà máy này đã đi vào hoạt động rầm rộ mà chưa hề đáp ứng các nội dung quy định về tác động môi trường, chưa hoàn thiện các thủ tục về đất đai, chưa được thẩm định về công tác phòng cháy chữa cháy, chưa hoàn thiện hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công…
Khó làm đúng quy định
Liên quan đến những công trình sai phạm mọc lên trong KCN phía Nam tỉnh Yên Bái, ông Trịnh Huỳnh Yên, Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh Yên Bái đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 3 KCN vào Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020, với tổng diện tích đất quy hoạch là 632 ha, trong đó KCN Phía Nam (Khu A) có diện tích 400ha.
Ban quản lý các KCN tỉnh Yên Bái
Thực tiễn vi phạm về xây dựng tại Khu công nghiệp phía Nam là có. Trong đó một số doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, số khác thì đang san lấp mặt bằng và tiến hành xây dựng.
"Các công trình này phần lớn đều chưa hoàn thiện các thủ tục về hồ sơ đất đai, chưa hoàn thiện hồ sơ thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế san nền và hồ sơ thiết kế thi công xây dựng… để trình các cơ quan có thẩm quyền cấp phép…", ông Yên nói.
Nguyên nhân dẫn đến sai phạm tràn lan trong KCN phía Nam, ông Trịnh Huỳnh Yên giải thích, do BQL không có chức năng thanh tra, xử lý, nên khi phát hiện sai phạm, BQL đã tiến hành lập biên bản yêu cầu các doanh nghiệp dừng việc thi công trái phép, hoàn thiện hồ sơ theo trình tự pháp luật. Sau đó báo cáo với Sở Xây dựng, đề nghị phối hợp xem xét để xử lý.
"Nếu doanh nghiệp mà họ cứ tiếp tục tiến hành triển khai thi công, xây dựng thì Ban quản lý các KCN tỉnh Yên Bái cũng không thể làm gì được", ông Yên trả lời.
Cũng theo ông Trịnh Huỳnh Yên, hiện nay tỉnh Yên Bái chưa có nhà đầu tư hạ tầng KCN nên việc đầu tư, hạ tầng cơ bản do ngân sách của tỉnh. Việc các doanh nghiệp đầu tư vào Yên Bái gần như tự bỏ chi phí GPMB và tiến hành làm các thủ tục theo quy định.
"Do vậy, nếu làm đúng trình tự thủ tục theo quy định thì thời gian rất dài nên doanh nghiệp mong muốn được làm cùng một lúc, tránh việc kéo dài gây ảnh hưởng", ông Yên nói thêm.
-
Liều mình vay nóng đi buôn đất, "tỷ phú hụt" ở Yên Bái "ôm nợ" chồng chất
Tưởng sẽ thắng đậm như năm 2019, song đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều nhà đầu tư “mất cả chì lẫn chài”.
-
Yên Bái quy hoạch toàn bộ diện tích một thị trấn làm điểm du lịch vệ tinh, phát triển văn hoá thương mại dịch vụ
UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình đến năm 2040.
-
Duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chung thành phố Yên Bái hơn 10.000ha
UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập Quy hoạch chung thành phố Yên Bái đến năm 2050.
-
Quy định mới nhất về hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại Yên Bái
Từ ngày 15/10/2024, các quy định về hạn mức giao đất ở cho cá nhân trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ được thực hiện theo Quyết định 15/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh mới ban hành.