Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP (VNSteel) được thành lập từ năm 1995 trên cơ sở hợp nhất những đơn vị sản xuất kinh doanh của ngành thép Việt Nam là Tổng công ty Kim khí và Tổng công ty Thép.
Hiện nay, VNSteel hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với gần 40 đơn vị trực thuộc, công ty con và công ty liên kết.
Mới đây, VNSteel đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Ban lãnh đạo doanh nghiệp này đánh giá năm 2024 tiếp tục là một năm đầy thách thức với thị trường thép thế giới, khi các diễn biến phức tạp và khó lường vẫn chi phối ngành.
VNSteel báo lãi 230 tỷ đồng năm 2024, chấm dứt mạch thua lỗ nặng nề 2 năm liên tiếp
Tại Việt Nam, ngành thép đã có những tín hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, sự phục hồi này không diễn ra đồng đều giữa các nhóm sản phẩm và các khu vực. Tiêu thụ thép nội địa tăng trưởng nhưng chưa bền vững do áp lực cạnh tranh từ thép nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc, ngày càng gia tăng.
Tiêu thụ thép chậm khiến các đơn vị trong hệ thống VNSteel phải giảm sản xuất để kiểm soát tồn kho, làm tăng chi phí cố định trên đầu tấn sản phẩm. Giá thép giảm liên tục, trong khi giá nguyên liệu đầu vào không giảm tương ứng, dẫn đến biên lợi nhuận bị thu hẹp. Một số đơn vị chấp nhận bán dưới giá vốn để duy trì hoạt động, gây ra thua lỗ.
Năm 2024, VNSteel ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất đạt 33.000 tỷ đồng, tăng gần 7% so với năm 2023; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 230 tỷ đồng.
Như vậy, VNSteel đã có lãi trở lại sau 2 năm lỗ nặng. Cụ thể, trong các năm 2022 và 2023, doanh nghiệp thép này đã lần lượt báo lỗ sau thuế 771 tỷ đồng và 258 tỷ đồng.
Năm 2025, Hiệp hội thép Thế giới (WSA) đã đưa ra mức dự báo lạc quan nhưng thận trọng về sự phục hồi của nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu 2025, tuy vậy thị trường thép khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ không chỉ gặp khó khăn từ nhu cầu tiêu thụ thép thành phẩm tăng trưởng chậm lại mà còn tiếp tục chịu thêm áp lực từ thép xuất khẩu của Trung Quốc.
VNSteel nhận định, thị trường thép nội địa 2025 sẽ là một bức tranh phức tạp, với cả cơ hội và thách thức đan xen.








-
Một doanh nghiệp tôn mạ sắp chi hàng trăm tỷ trả cổ tức 10% tiền mặt
Tôn Đông Á sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.000 đồng.
-
Thép SMC hiện đang kinh doanh ra sao?
CTCP Đầu tư Thương mại SMC - một hãng thép 37 tuổi tại TP.HCM, đang đối mặt với nhiều thách thức lớn khi cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo và khoản công nợ hơn nghìn tỷ từ các doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa được thu hồi....
-
Hãng thép tại TP.HCM lên tiếng về việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo
Công ty CP Đầu tư thương mại SMC cho biết sẽ tiếp tục tích cực thực hiện các giải pháp về kinh doanh, thu hồi nợ đọng và xem xét tái cấu trúc doanh nghiệp trong thời gian tới để đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2025....