Dự án được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt ngày 3/3/2008. Một ngày sau, Licogi 18 được tỉnh Vĩnh phúc cấp giấy chứng nhận đầu tư, cho phép thực hiện dự án trên diện tích khoảng 15,67ha. Tiến độ thực hiện dự án là 5 năm, gồm ba giai đoạn.
Giai đoạn một lập dự án đầu tư, với thời gian thực hiện vào quý 1-2008. Giai đoạn 2 đầu tư hạ tầng kỹ thuật – cảnh quan, với thời gian thực hiện từ quý 2 đến quý 4-2008. Giai đoạn ba xây dựng các công trình nhà ở, công cộng, với thời gian thực hiện từ quý 4/2008 đến quý 4/2012.
Ngày 27/3/2008, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết định 939 về việc thu hồi diện tích khoảng 15,8ha đất tại xã Tiền Phong để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nêu trên.
Ngày 9/5/2008, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết định số 1476 về việc đổi tên chủ đầu tư dự án thành Công ty cổ phần đầu tư phát triển 18.
Đến ngày 6/6/2008, tỉnh có quyết định giao 15,67ha đất cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển 18 để thực hiện dự án. Trong đó 8,7ha diện tích giao đất có thu tiền sử dụng đất vào mục đích đất ở, 6,94ha diện tích giao không thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng, hạ tầng.
Về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), theo báo cáo của chủ đầu tư, trong tổng diện tích đất được giao, công ty đã thực hiện bồi thường GPMB được 15,26ha. Diện tích 0,51ha còn lại chưa GPMB được do các hộ dân không chấp nhận giá đền bù, hỗ trợ đã được UBND huyện Mê Linh duyệt.
Đến nay, vướng mắc tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng tại dự án này vẫn chưa được xem xét, giải quyết.
Hiện trên địa bàn huyện Mê Linh có hàng loạt dự án bỏ hoang cả thập kỷ.
Kết luận thanh tra nêu rõ, chủ đầu tư chưa được bàn giao đất chính thức. Công ty đã san lấp mặt bằng, triển khai thi công hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước trên diện tích đã GPMB, đạt tỷ lệ 70% nhưng chưa thực hiện dự án theo tiến độ được duyệt.
Về thực hiện nghĩa vụ tài chính, hiện chủ đầu tư vẫn còn nợ hơn 64 tỉ đồng tiền sử dụng đất.
Ngày 13/8/2018, chủ đầu tư có văn bản gửi Cục thuế TP. Hà Nội và Chi cục thuế Mê Linh đề nghị miễn giảm tiền sử dụng đất dự án. Tuy nhiên, văn bản trả lời của Chi cục thuế huyện Mê Linh cho rằng “chưa đủ cơ sở xem xét miễn tiền sử dụng đất cho đơn vị”.
UBND TP. Hà Nội cũng đã giao huyện Mê Linh kiểm tra, rà soát các dự án để xác định việc hoàn thành GPMB, với các nội dung: diện tích đất đã thực hiện GPMB, thời gian bàn giao đất, diện tích thu tiền sử dụng đất trong từng lần giao đất… Sau đó, huyện cung cấp cho Sở TN&MT làm cơ sở để tính toán xác định lại giá thu tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên đến nay, Sở TN&MT chưa nhận được hồ sơ liên quan đến việc xác định diện tích đã hoàn thành GPMB để làm cơ sở rà soát lại nghĩa vụ tài chính, bàn giao mốc giới đất cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển 18 thực hiện theo quy định.
Theo kết quả rà soát đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn TP. Hà Nội đã được UBND TP chấp thuận ngày 11/11/2010. Dự án này xếp loại hai: “Cần phải tiếp tục khớp nối hạ tầng kỹ thuật với khu vực và các dự án lân cận, bổ sung đảm bảo các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội theo tiêu chuẩn thiết kế, quy chuẩn xây dựng hiện hành hoặc điều chỉnh cục bộ quy hoạch, về hạ tầng kỹ thuật phù hợp định hướng quy hoạch chung.
Sở TN&MT đề nghị UBND TP. Hà Nội có văn bản yêu cầu chủ đầu tư chủ động, tích cực phối hợp với UBND huyện Mê Linh hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ và GPMB đối với diện tích 0,51ha còn lại; hoàn thiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sau khi đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết được duyệt, yêu cầu chủ đầu tư liên hệ với Sở KH&ĐT hoàn thiện điều chỉnh chủ trương đầu tư trình UBND TP xem xét, quyết định.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, toàn thành phố có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai. Các địa phương có nhiều dự án chậm triển khai gồm huyện Hoài Đức (51 dự án), huyện Mê Linh (50 dự án), quận Nam Từ Liêm (48 dự án), quận Hoàng Mai (25 dự án), Bắc Từ Liêm (23 dự án)… Trong đó, có 76 dự án chậm triển khai từ 5-10 năm. Riêng tại Mê Linh, hiện trên địa bàn có gần 50 dự án khu đô thị và dự án phát triển nhà ở với tổng diện tích đất khoảng 1.800 ha. Trong đó, xã Tiền Phong là nơi tập trung nhiều dự án nhất với gần 20 dự án, trong đó có khu nhà nghỉ và biệt thự Nam Sơn của Công ty cổ phần Vinh Sơn trên 60 ha, khu biệt thự sinh thái Phúc Việt của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phúc Việt 24,3 ha, khu chung cư cao tầng và nhà ở cho công nhân KCN của Công ty công ty đầu tư xây dựng số 18 quy mô gần 16 ha, khu đô thị Minh Giang Đầm Và (2 giai đoạn) của Công ty TNHH Minh Giang gần 22 ha, dự án làng hoa Tiền Phong của Công ty TNHH Tiền Phong trên 40 ha; làng Quốc tế Tiền Phong gần 30 ha... Hầu hết các dự án đều được phê duyệt ngay trước thời điểm Mê Linh được hợp nhất về Hà Nội (1-8-2008). Theo tìm hiểu, nhiều dự án trong số này dù không phải điều chỉnh quy hoạch được phép tiếp tục triển khai ngay, nhưng gần chục năm nay vẫn bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Có nhiều dự án đã bán, thu tiền 100% giá trị lô đất. Năm 2008, khi Mê Linh sáp nhập về Hà Nội, giới đầu tư đã đổ xô về đây mua đất để đầu tư dự án khiến giá đất bị đẩy lên nhanh chóng. Thời điểm đó, Mê Linh được coi là điểm nóng trên thị trường bất động sản Hà Nội. Giá đất có lúc đạt ngưỡng 18-22 triệu đồng/m2, tăng mạnh so với mức 2-3 triệu đồng/m2 trước đó. Tuy nhiên, giai đoạn thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng, Mê Linh bị ảnh hưởng mạnh, giá đất lao dốc còn 10 triệu đồng/m2 mà không ai mua. Các giao dịch bị đóng băng, các dự án rơi vào tình trạng hoang hóa, chôn theo một lượng vốn khổng lồ của giới đầu tư. |
-
2.000 ha đất bỏ hoang tại mê Linh, Bộ Xây dựng đề nghị xây thêm hạ tầng kết nối
CafeLand - Sáng 5/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà. Nhiều đại biểu đặt câu hỏi về trách nhiệm cá nhân Bộ trưởng khi có quá nhiều nhà cao tầng ở đô thị và các khu đô thị bỏ hoang.
-
Loạt dự án “đắp chiếu” nhiều năm tại Đông Anh, Đan Phượng, Quốc Oai vào tầm ngắm thu hồi?
Thời gian tới, UBND TP. Hà Nội sẽ chỉ đạo các Sở, ngành rà soát, đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương thực hiện các dự án “treo” nhiều năm tại Đông Anh, Đan Phượng, Quốc Oai. Trường hợp nhà đầu tư không đủ năng lực, báo cáo UBND thành phố xem xét thu hồi t...
-
Vì sao dự án tái định cư bị "chê"?
Tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 3.11, Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu vấn đề, nhiều dự án nhà ở tái định cư được hình thành nhưng đến nay bị bỏ hoang, không còn nhu cầu sử dụng. Hầu hết các dự án này hình thành trước khi có Luật Nhà ở năm 201...
-
VICEM xin tiếp tục đầu tư tháp nghìn tỉ “đắp chiếu” hơn chục năm trên đất vàng Hà Nội
Tổng Công ty xi măng Việt Nam (VICEM) kiến nghị Bộ Xây dựng xin giữ lại tiếp tục sử dụng khu đất tại lô 10E6, khu đô thị mới Cầu Giấy (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) để tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM....