Cuộc họp do Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường chủ trì và có sự tham gia của lãnh đạo các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Giao thông Vận tải; Cục thuế Thành phố, Ban quản lý Đầu tư Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, UBND TP Thủ Đức, UBND các quận (quận 1, 4, 7, Tân Phú) cùng chủ đầu tư các dự án liên quan.
Tại buổi họp, từng chủ đầu tư sẽ trình bày lần lượt những vướng mắc liên quan đến dự án trước lãnh đạo của các cơ quan quản lý. Mỗi dự án có 30 phút để các doanh nghiệp trình bày vướng mắc và thảo luận.
UBND TP.HCM sẽ cùng lãnh đạo các sở, ban ngành lắng nghe các khó khăn, vướng mắc trong 7 dự án bất động sản trên địa bàn.
Theo danh sách, 7 dự án dự kiến được nêu trong cuộc họp gồm:
Khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp (đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, quận 7) của Công ty Gotec.
Dự án khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng (phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú) của Công ty Gamuda Land.
Dự án chung cư Cửu Long (phường 1, quận 4) của công ty Việt Hưng Phú.
Dự án khu phức hợp Sóng Việt (công trình tại lô đất 1-17, khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức) của Công ty Quốc Lộc Phát.
Dự án khu nhà ở Thiên Lý (phường Phước Long B, TP Thủ Đức) của Công ty An Thiên Lý.
Hai dự án còn lại là dự án 30,2 ha (phường Bình Khánh, TP. Thủ Đức và dự án chung cư Cô Giang (phường Cô Giang, quận 1) của Tập đoàn Novaland.
Trước đó tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Phó Chủ tịch TPHCM Bùi Xuân Cường cho biết, trong 2 năm 2021-2022 có 47 dự án với hơn 28.000 căn hộ được đưa ra thị trường.
“Các sản phẩm, các thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố”, ông Cường nói và cho biết thêm thành phố sẽ điều chỉnh để giải quyết sự lệch pha cung cầu, hiện đang có xu hướng lệch về phân khúc trung cấp.
Thành phố sẽ lập tổ công tác để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của dự án bất động sản. Hiện nay khoảng 116 dự án, trong đó có 3 dự án ưu tiên tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm.
Quá trình thực hiện, đối với nhóm sẽ tập trung tháo gỡ các vướng mắc cho các dự án bất động sản chậm tiến độ về pháp lý, các dự án chưa nộp tiền sử dụng đất, các dự án mà chủ đầu tư chậm trễ trong việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn với lợi ích của người dân.
Sắp tới, Thành phố sẽ tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư đối với dư án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, cải tạo nhà chung cư cũ, đặc biệt hiện nay thành phố đang tập trung 18 dự án nhà ở xã hội ưu tiên cũng như 16 dự án chung cư xuống cấp để thúc đẩy trong năm 2023.Thành phố cũng tập trung hoàn tất công tác điều chỉnh quy hoạch, nhất là trong quá trình thực hiện quy hoạch chung của TPHCM (dự kiến trong tháng 9 năm nay sẽ trình), quy hoạch chung TP. Thủ Đức cuối năm nay sẽ trình.
-
TP.HCM yêu cầu xử lý dứt điểm vướng mắc tại các dự án bất động sản trong tháng 2
Lãnh đạo thành phố yêu cầu các sở ngành khẩn trương báo cáo, tham mưu UBND TP xử lý dứt điểm vướng mắc tại các dự án trong tháng 2.
-
Mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với chủ nhà chung cư năm 2025
Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với căn hộ của mình, mức phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
-
Livestream bán nhà đất trên TikTok phải xác thực bằng số định danh cá nhân
Đây là nội dung mới nổi bật được đề cập tại Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/12/2024)....
-
Sẽ tổng rà soát 160 dự án đang bị vướng mắc
Thủ tướng đã quyết định thành lập ban chỉ đạo để tập trung giải quyết các dự án vướng mắc, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.