Đoàn công tác tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An - Nguyễn Văn Được vừa có buổi làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Sotelanche Freysinet – Tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ kết cấu dây văng và các loại kết cấu thuộc công trình hạ tầng giao thông, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, theo báo Long An.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch Tập đoàn Soletanche Freyssinet - Manuel Peltier giới thiệu Tập đoàn đã có lịch sử trên 80 năm trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng với hơn 10.000 dự án mỗi năm trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, Soletanche Freyssinet hoạt động từ năm 2003, đã tham gia nhiều dự án lớn như Keangnam Landmark Tower, Indochina Plaza Hà Nội, hầm Hải Vân, cầu Mỹ Thuận 2 và cầu Thủ Thiêm 2. Lãnh đạo Tập đoàn bày tỏ mong muốn tiếp tục nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư hạ tầng giao thông tại tỉnh Long An.
Trao đổi với đề xuất của Tập đoàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An - Huỳnh Văn Sơn đánh giá cao năng lực và công nghệ của Tập đoàn, được chứng minh qua các dự án tạo tiếng vang tại Việt Nam.
Ông Huỳnh Văn Sơn khẳng định, hạ tầng giao thông là đòn bẩy cho kinh tế, Long An ưu tiên dành nguồn lực hoàn thiện các dự án giao thông lớn, ở các địa phương công nghiệp để tăng tốc thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế.
Thời gian qua, tỉnh Long An đã và đang tập trung triển khai thi công và hoàn thành trước tiến độ các công trình dự án giao thông trọng điểm quốc gia và các dự án có tính chất liên kết vùng như đường Vành đai TP.Tân An, Đường tỉnh (ĐT) 823D, 830E, 827E,…
Trong đó, tuyến ĐT827E được xác định là trục động lực kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang, địa phương đang tập trung hoàn thiện các thủ tục để phân kỳ đầu tư dự án đường dẫn và 3 cầu bắc qua sông Cần Giuộc, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây.
Đối với dự án 3 cầu trên ĐT827E, đã được Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nước ngoài (ODA) với tổng mức đầu tư khoảng 4.797 tỉ đồng. Với quy mô và yêu cầu kỹ thuật cao, dự án này phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của các tập đoàn tiên phong công nghệ xây dựng như Tập đoàn Sotelanche Freyssinet.
Cùng có vị trí liền kề với TP.HCM, nhưng so với Bình Dương hay Đồng Nai, hạ tầng giao thông giữa kết nối giữa Long An với TP.HCM hiện còn nhiều hạn chế.
Các tuyến đường hiện hữu kết nối TP.HCM với Long An ở khu vực phía Bắc và Nam hiện nay đều có quy mô nhỏ hẹp và quá tải suốt thời gian qua. Đây được xem là một trong những “điểm nghẽn” chính khiến Long An chưa phát huy hết tiềm năng phát triển của mình.
Trong những năm gần đây, Long An đang nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn của mình với hàng loạt hạ tầng quy mô lớn. Trong đó có các tuyến Vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường Vành đai 4…
-
Những tuyến đường nghìn tỉ sắp được đầu tư sẽ “mở toang” cửa ngõ TP.HCM với Long An
TP.HCM và Long An đã và đang xúc tiến đầu tư hàng loạt dự án hạ tầng để xóa “điểm nghẽn” kết nối, thúc đẩy hợp tác phát triển giữa hai địa phương. Đặc biệt, những tuyến đường nghìn tỉ hứa hẹn sẽ khai mở nhiều tiềm năng thế mạnh của Long An.








-
Nhà sáng lập Ecopark chính thức khởi công dự án Eco Retreat tại phía Tây TP.HCM
Sáng 19/4, UBND tỉnh Long An phối hợp với nhà sáng lập Ecopark tổ chức lễ khởi công dự án Eco Retreat - một trong những dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn để chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước....
-
Diện mạo cao tốc Bến Lức - Long Thành sắp thông xe kỹ thuật
Ngày 19/4 tới đây, nhánh phía Đông cao tốc Bến Lức - Long Thành với khoảng 18km còn lại sẽ thông xe kỹ thuật, đây là dấu mốc quan trọng cho tuyến cao tốc nối miền Tây và Đông Nam bộ.
-
Long An sau sáp nhập tỉnh như thế nào?
Long An – một trong những tỉnh thành có tốc độ phát triển nhanh ở miền Nam – đang đứng trước bước ngoặt lớn khi dự kiến sáp nhập với tỉnh Tây Ninh để hình thành một đơn vị hành chính mới. Vậy tương lai của Long An sau sáp nhập sẽ thay đổi như thế nào...