Được đưa vào sử dụng chưa lâu, những ngôi chợ xây theo chương trình nông thôn mới tại xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) đang xuống cấp với tốc độ chóng mặt, không che nổi nắng mưa bình thường. Nhiều chợ khác trong huyện được đầu tư cả tỷ đồng xây mới nhưng đìu hiu, vắng khách.

Người dân phải “vá chằng vá đụp” thêm tấm lợp mới có thể tạm ngồi buôn bán trong chợ mới ở Phú Mỹ. Ảnh: Ngọc Văn

Sau nhiều lần tính toán, UBND xã Phú Mỹ quyết định xây lại chợ Dưỡng Mong và chợ An Lưu từ tháng 4, với tổng mức đầu tư trên 600 triệu đồng (từ chương trình nông thôn mới), thay cho phương án xây chợ trung tâm ban đầu. Tuy nhiên, hai công trình mới này đang khiến dân bất an và đặt nghi vấn về chất lượng thiết kế, xây dựng, đặc biệt là khu chợ mới Dưỡng Mong được đầu tư trên 300 triệu đồng.

Nếu không có hướng dẫn của dân địa phương, khó mà nhận biết những cụm nhà nhỏ bé lợp mái tôn mới nằm phân tán là chợ mới Dưỡng Mong. Người dân gọi vui là chợ “chuồng” vì nom giống cái chuồng hơn là cái chợ. Chợ tọa lạc cạnh đường liên xã Phú Mỹ - Phú Thượng, nhưng vẫn ít người đến mua bán, dù đang giữa buổi sáng. Hàng hóa trong chợ chỉ lèo tèo vài đồ tạp hóa, rau củ, thịt, trứng, tôm, cá tự sản tự tiêu của dân địa phương.
Gọi là khu chợ mới, nhưng nơi đây có 4 điểm nhà nhỏ, cách nhau hàng chục mét. Mái chợ hẹp (3,5m ngang) lợp tôn kẽm tựa trên các trụ bê tông cao, lối đi thấp, ngập bùn đất. Mỗi điểm nhà chợ rộng chừng 30m2, chỉ bố trí được hai sạp hàng nhỏ, nền bê tông loang lổ vệt nứt, không có vách chắn. Trong tổng số 4 cụm chợ “chuồng” nhỏ phân tán, hiện chỉ có 2 cụm gần đường được đưa vào sử dụng. Hai cụm còn lại phía sau vẫn bỏ không và lộ ra nhiều vết nứt từ cột đỡ đến nền bê tông.

Để buôn bán trong những cụm chợ “chuồng” này, tiểu thương phải vá víu thêm phên rèm, lều bạt chống nắng rọi, mưa tạt, trông như chợ tạm tự phát. Bà Võ Thị Vui, một chủ sạp hàng, thất vọng: “Chợ mới xây mà còn tệ hơn cái cũ. Hễ có mặt trời, ánh nắng lại hắt thẳng vô mặt, còn mưa xuống thì không còn tìm đâu ra một chỗ ráo. Vào chợ rồi, dân vẫn phải đội nón, choàng ni lông kín người tùy thời tiết. Khi mới bàn giao, dân kêu dữ lắm, nhưng chẳng tới mô cả. Xây chợ kiểu như ri, mần răng mà buôn bán đây”.

Sẽ yêu cầu nhà thầu khắc phục

Bà Phạm Thị Diệu Hiền, Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ, thừa nhận, khi bàn giao, chủ đầu tư phát hiện những bất hợp lý về kết cấu công trình, đặc biệt là mái nhà thiết kế hẹp, lại cao, không che hết mưa nắng. Công trình do đơn vị chuyên môn thiết kế, nhưng chính quyền không lường hết những bất cập, hạn chế khi đưa vào sử dụng.

“Tôi mới làm chủ tịch xã này, dự án có từ trước nên không nắm rõ lắm. Công trình trong thời gian bảo hành, nếu có những điểm hư hỏng, xã sẽ yêu cầu nhà thầu khắc phục. Về lâu dài, địa phương sẽ tìm thêm nguồn vốn và có phương án xử lý triệt để những bất cập”, bà Hiền cho biết.

Ngoài Dưỡng Mong, chợ An Lưu cũng được UBND xã Phú Mỹ đầu tư 316 triệu đồng xây mới trên nền đất cũ, bằng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới. Chợ này cũng thường xuyên bị mưa tạt, nắng chiếu dữ dội.
  • Sao xây xong, bỏ hoang mới phát hiện không phù hợp?

    Sao xây xong, bỏ hoang mới phát hiện không phù hợp?

    CafeLand - Giải tỏa đất của không ít hộ dân để xây dựng nên khu chợ tiền tỷ to vật vã từ năm 2004 nhưng đến nay, thay vì cảnh tranh mua tranh bán, khu chợ lại biến thành hoang tàn khi hạ tầng xuống cấp, rác, kim tiêm,... ngập đầy. Tiểu thương thì không ai vào chợ buôn bán. Đây là cảnh tượng đang diễn ra tại chợ Long Phú, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

  • TP.HCM: Tràn lan chợ bỏ hoang

    TP.HCM: Tràn lan chợ bỏ hoang

    CafeLand - Theo thông tin từ UBND TP.HCM, tính đến nay, thành phố có 25 trung tâm thương mại, 82 siêu thị và 240 chợ. Nằm trong chương trình hành động phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM đến năm 2020 vừa mới được UBND TP.HCM phê duyệt, thì TP sẽ mở thêm 43 siêu thị và 92 trung tâm thương mại. Chưa biết được kế hoạch này sẽ thực hiện ra sao, chỉ biết rằng, hiện tại, có rất nhiều chợ, trung tâm thương mại không một bóng người.

  • Thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh): Chợ bỏ hoang, ki ốt thành nhà ở!

    Thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh): Chợ bỏ hoang, ki ốt thành nhà ở!

    Dự án chợ Quang Minh được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt năm 2004, với tổng diện tích 18.500m2, xây dựng trên địa bàn xứ đồng Sóc, thôn Gia Thượng, xã Quang Minh (nay là thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội). Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 5-2005, tổng kinh phí xây dựng chợ là 18,294 tỷ đồng, UBND thị trấn Quang Minh được giao làm chủ đầu tư. Thế nhưng, sau khi hoàn thiện, dự án chợ không phát huy hiệu quả và đang trong tình trạng bỏ hoang.

Ngọc Văn(Tiền Phong)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.