27/03/2022 7:21 AM
Các hoạt động giao dịch và đầu tư bất động sản rõ ràng đang chịu tác động từ lạm phát. Câu hỏi là, mức độ ảnh hưởng này thực sự đến mức nào?

Lạm phát là gì?

Lạm phát là việc đồng tiền giảm sức mua, thể hiện ở việc giá hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên. Vì vậy, khi lạm phát cao, mỗi đồng tiền kiếm được sẽ mất dần giá trị và do đó, ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của từng cá nhân và gia đình.

Mặc dù thị trường nhà ở đã chứng kiến ​​nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu tăng vọt từ trước năm 2020, nhưng sự xuất hiện của đại dịch đã làm trầm trọng thêm tình hình. Nhiều người thuê nhà muốn mua nhà riêng, trong khi nhiều chủ nhà tìm cách sở hữu thêm nhà hoặc mở rộng diện tích hiện có. Kết quả là, nguồn cung bất động sản trên thị trường ngày càng thu hẹp kết hợp với lạm phát do kinh tế đi xuống khiến thị trường nhà ở ngày càng tăng trưởng nóng.

Lạm phát tác động đến thị trường nhà ở như thế nào?

Đối với chủ nhà, lạm phát mang lại cơ hội lớn. Lợi ích rõ ràng nhất là giá trị căn nhà tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Do nguồn cung nhà ở thấp và nhu cầu cao, người bán có thể đưa ra giá chào bán cao chót vót và trong nhiều trường hợp, bán được với giá bằng hoặc cao hơn giá khởi điểm. Do đó, thị trường nhà ở hiện tại được coi là thị trường của người bán, trong khi người mua gặp rất nhiều khó khăn.

Đối với nhà đầu tư dài hạn, họ đang được hưởng mức lãi suất thấp kỷ lục nếu mua nhà theo dạng vay thế chấp. Giá trị của ngôi nhà vẫn tăng lên, trong khi họ chỉ phải thanh toán một khoản tiền cố định hàng tháng. Trong khi lãi suất chưa tăng, nhà đầu tư vẫn được hưởng lợi với mức lợi tức (ROI) cao cùng tiền cho thuê bất động sản (cũng đang tăng do lạm phát).

Đối với nhà đầu tư ngắn hạn, câu chuyện rất khác. Họ cần xem xét khoản tiền tiết kiệm mà mình đang có và thời gian dự kiến sở hữu bất động sản. Nếu thời gian đầu tư ngắn, chẳng hạn như mua lướt sóng, thì cần thận trọng bởi thị trường đang nhiều biến động và không ai biết chắc giá bất động sản sẽ tăng hay giảm.

Một trong những mối nguy hiểm khác của việc đầu tư ngắn hạn vào thị trường bất động sản khi đan lạm phát là nguy cơ bong bóng. Nếu không đủ tiền để thanh toán khoản vay thế chấp hàng tháng, nhà đầu tư hoặc người mua để ở dễ gặp rủi ro mất tiền hoặc bị tịch thu nhà.

Vậy người mua và nhà đầu tư cần làm gì?

Thị trường hiện tại có nhiều điểm giống với bong bóng bất động sản từng diễn ra vào năm 2008, nhưng không có nhiều dữ liệu cho thấy thị trường sẽ sụp đổ lần nữa.

Mặc nguồn cung nhà ở đang thiếu hụt, nền kinh tế vẫn có sự phát triển nhất định, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, và hệ thống ngân hàng và tài chính đang cân bằng khá tốt. Tâm lý thị trường cũng lạc quan hơn khi nhiều người tin rằng đại dịch sẽ bị đẩy lùi và các quốc gia sẽ mở cửa trở lại.

Tuy nhiên, như với bất kỳ quyết định tài chính lớn nào, nhà đầu tư vẫn cần đề phòng các rủi ro kinh tế bất ngờ hay các biến cố “thiên nga đen”. Hãy lập kế hoạch cẩn thận, quản lý thời gian chặt chẽ và tìm lời khuyên từ các cố vấn tài chính để đảm bảo an toàn cho túi tiền của mình.

Lam Vy (WP)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.