UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản về việc thống nhất không thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thuộc dự án đường bộ cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương.
Cụ thể, UBDN tỉnh thống nhất với đề nghị trước đó của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc không thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các huyện: Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và thành phố Bảo Lộc.
Giao UBND các huyện Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và thành phố Bảo Lộc: tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với 2 dự án, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.
Những địa phương chưa có Tổ chức phát triển quỹ đất thì UBND cấp huyện tổ chức ký kết hợp đồng với một trong số các tổ chức phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về việc không thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện các dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương
Lý do được Sở này cho biết, trước đây, khi chưa giao UBND các huyện, thành phố có tuyến đường cao tốc đi qua làm chủ đầu tư, thì UBND tỉnh giao cho Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường và Phát triển quỹ đất tỉnh thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Hiện nay, đã tách dự án thành các dự án thành phần thì UBND các huyện, thành phố có tuyến đường cao tốc đi qua làm chủ đầu tư đối với dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Qua rà soát, thì các địa phương có Tổ chức phát triển quỹ đất (có chức năng làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng), gồm các huyện: Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng.
Riêng thành phố Bảo Lộc có Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng thành phố Bảo Lộc có Phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Các địa phương chưa có Tổ chức phát triển quỹ đất như Đạ Huoai, Đạ Tẻh thì UBND huyện tổ chức ký kết hợp đồng với một trong số các tổ chức phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư theo quy định.
Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc kết nối tỉnh Lâm Đồng với Đồng Nai, tổng chiều dài khoảng dài 66 km (trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng có chiều dài 55km). Dự án yêu cầu mức kinh phí 17.200 tỉ đồng.
Trong khi đó cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương tiếp nối cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, dài 73 km. có chiều dài khoảng 74 km, bề rộng nền đường 17m với 4 làn xe, dự kiến tổng mức đầu tư 19.521 tỉ đồng.
Cả hai dự án Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương đều thuộc cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài hơn 200km.
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị bằng mọi cách phải khởi công cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương trong những tháng còn lại của năm 2023. Không được chậm trễ, kéo dài sang quý 1/2024.
-
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có chỉ đạo quan trọng về nguồn vật liệu thi công cho các dự án trên địa bàn
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra từ khâu xây dựng mỏ, phương án khai thác; khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng....
-
Novaland nói không liên quan sai phạm tại dự án Bộ Công an vừa có kết luận điều tra
Novaland cho hay ngay từ khi cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ các sai phạm của ông Nguyễn Cao Trí, doanh nghiệp đã tích cực hợp tác và cung cấp các tài liệu liên quan đến giao dịch dự án tại Lâm Đồng....
-
Sáp nhập nhiều đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1245/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023 – 2025. Theo đó, kể từ ngày 1/12/2024, tỉnh Lâm Đồng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 08 ...