Hơn 50 ngôi nhà đã được xây dựng trái phép trong khu vực. Ảnh: Nguyễn Dũng-Quốc Hùng
Vụ việc trên đã được một số cơ quan báo chí đưa tin về nội dung “ngôi làng biệt thự” ngang nhiên lấn chiếm và xây dựng trên phần đất rừng đã giao cho một doanh nghiệp quản lý bảo vệ. Doanh nghiệp này tự mình không giải quyết được tình trạng lấn chiếm trên, nên đã cầu cứu chính quyền địa phương các cấp, nhưng chưa nhận được sự phối hợp xử lý.
Cụ thể tại công văn số 8777/UBND-XD, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng; Công Thương cùng UBND huyện Đức Trọng thực hiện gấp các nội dung để giải quyết vụ việc.
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng giao UBND huyện Đức Trọng khẩn trương kiểm tra thực tế và xác minh nội dung báo chí đã thông tin; kịp thời lập đầy đủ thủ tục, hồ sơ và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm (nếu có), báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 2/11/2020. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND huyện Đức Trọng kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện dự án của Công ty Cổ phần du lịch sinh thái Phương Nam; kịp thời xử lý hành vi vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền hoặc báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét xử lý.
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng giao các sở, ngành liên quan cùng UBND huyện Đức Trọng khẩn trương tổ chức thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về các nội dung liên quan đến dự án của Công ty Cổ phần du lịch sinh thái Phương Nam và công tác bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp tại khu vực nối từ đường cao tốc Liên Khương-Prenn vào Khu Du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm đến khu vực Sân golf Sacom, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 10/11/2020.
Các ngôi nhà gỗ vẫn đang được xây dựng trái phép trên đất rừng. Ảnh: Nguyễn Dũng-Quốc Hùng
Trước đó, TTXVN và một số cơ quan báo chí đã thông tin vụ việc: Từ năm 2017 đến nay, tại tiểu khu 268 thuộc thôn Định An, xã Hiệp An (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) đã và đang hình thành một ngôi làng với hàng chục căn nhà kiểu biệt thự bằng gỗ trái phép. Thậm chí, khu vực này còn được mở đường nội bộ, xây dựng hệ thống cấp điện riêng và dựng tấm biển kiên cố lớn với cái tên “Làng nghề Bonsai Darahoa”. Được biết, phần đất của ngôi làng này thuộc địa phận đất lâm nghiệp đã được giao cho Công ty Cổ phần du lịch sinh thái Phương Nam quản lý, bảo vệ từ 30 năm nay. Doanh nghiệp này đã nhiều lần kêu cứu tới các cấp chính quyền vì bị chiếm đất, phá rừng, nhưng ngôi làng vẫn ngang nhiên hối hả xây dựng từng ngày.
-
Ngang nhiên xây biệt thự “khủng” trái phép giữa Đà Lạt
Sau khi biệt thự “khủng” đưa vào sử dụng mới được cơ quan chức năng phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính, đình chỉ thi công trong khi thực tế công trình đã hoàn thành.
-
Tương lai Lâm Đồng năm 2030 sẽ ra sao với loạt dự án hạ tầng giao thông?
Theo Kế hoạch triển khai Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Lâm Đồng sẽ tập trung triển khai loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, với tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2021-2030 ước tính lên đến 757.548 tỷ đồng, nh...
-
“Phù thủy ánh sáng” Isometrix chọn Haus Da Lat kiến tạo công trình ánh sáng đầu tiên tại Việt Nam
Isometrix – “Phù thủy” thắp sáng các công trình biểu tượng thế giới cùng kiến trúc sư vĩ đại Kengo Kuma kết hợp ánh sáng, kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật sắp đặt tạo ra công trình ánh sáng độc đáo dành riêng Haus Da Lat, dự kiến khai trương vào thán...
-
Nguồn vật liệu thi công cho các dự án ở Lâm Đồng sắp có chuyển biến mới
36 điểm mỏ khoáng sản tại tỉnh Lâm Đồng sẽ được đưa ra đấu giá quyền khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường.